Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Đây là bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc nhổ.
Cúm mùa nguy hiểm khiến mọi người chủ quan. Chỉ với vài triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, cúm mùa dễ làm chúng ta lầm tưởng như cảm lạnh thông thường.
Khi nhiễm virus cúm, sau 2-4 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ rồi tăng cao, có khi lên đến 39-40 độ C, kèm theo ớn lạnh, rét run, nhức đầu, choáng váng, đau mỏi toàn thân, đau họng, nhức ở hốc mắt. Trong khi đó, các triệu chứng của cảm lạnh thường nhẹ hơn như hắt hơi, đau họng và có thể chảy nước mũi.
Hơn nữa, virus cúm thường thay đổi hàng năm. Đôi khi, việc thay đổi kháng nguyên bề mặt của virus cúm có thể dẫn tới những ảnh hưởng nặng hơn về mặt lâm sàng cho người bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến số lượng người nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Trong các bệnh đường hô hấp thì cúm mùa được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi. Những thống kê gần đây cho thấy, trong tổng số những trường hợp tử vong liên quan tới cúm có tới 70-85% là người trên 65 tuổi, 50-70% trong tổng số trường hợp phải nhập viện cũng rơi vào nhóm người này.
Điều này có thể lý giải, khi càng lớn tuổi hệ miễn dịch càng suy giảm, hàng rào bảo vệ mỏng manh khiến cơ thể dễ bị virus cúm tấn công, đến lúc không đủ sức "chiến đấu" thì cúm mùa có cơ hội gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài vấn đề tuổi tác, người lớn tuổi thường mắc kèm nhiều bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường, hô hấp (hen suyễn, COPD)… Đây đều là những tác nhân khiến họ phải nhập viện nhiều hơn khi nhiễm cúm.
Để phòng tránh nhiễm cúm mùa và các biến chứng do cúm, có một cách đơn giản và hiệu quả, đó là tiêm vaccine. Các nghiên cứu cho thấy ở những người lớn tuổi sống tại nhà, việc tiêm vaccine cúm mùa giúp giảm từ 30% đến 57% nguy cơ nhập viện vì bệnh cúm và viêm phổi. Những người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão, việc tiêm vaccine cúm ngăn ngừa 68% tử vong do biến chứng nặng của bệnh cúm.
Nhiều người hiện có tâm lý sợ các phản ứng sau tiêm vaccine. Nhất là người cao tuổi, người có bệnh mạn tính, việc chọn lựa đúng loại vaccine là vô cùng cần thiết để tránh các phản ứng không mong muốn. Hiện nay tại các cơ sở y tế đã có loại vaccine cúm tiểu đơn vị, an toàn cho người cao tuổi, người có bệnh mạn tính, kể cả phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú mà không ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sơ sinh.
Đồng thời, với loại vaccine này, các thành phần kháng nguyên sẽ được điều chỉnh dựa trên các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới để phù hợp với các chủng virus cúm biến đổi mỗi năm và có thể tiêm đồng thời với các loại vaccine khác mà không gây tương tác.
Mỗi năm một mũi tiêm vaccine cúm không chỉ bảo vệ chúng ta ngừa bệnh cúm mà còn phòng tránh các biến chứng do cúm mang lại.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 loại vaccine người cao tuổi nên tiêm phòng
Vào mùa hè, việc tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời, côn trùng và thực vật độc có thể gây ra một số phát ban ngứa và đau.
Cùng với những lợi ích khác, ăn uống lành mạnh và năng động có thể giúp bạn cải thiện được tối đa tình trạng thoái hóa khớp.
Methanol thường được gọi là cồn công nghiệp, thường có nhiều công dụng khác nhau trong công nghiệp. Đây là chất rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được phép sử dụng làm rượu thực phẩm như ethanol. Việc ngộ độc methanol cần phải được cấp cứu khẩn cấp, nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người cho thêm muối vào thức ăn của họ sẽ đối mặt với nguy cơ chết sớm hơn.
Để có năng lượng và sức mạnh để luyện tập hàng ngày, người tập thể hình, chơi thể thao có thể cân nhắc một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng sau đây.
Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Vì thế để giữ thận khỏe, bạn cần tránh một số thực phẩm có thể gây hại cho thận nếu ăn quá nhiều.
Quan hệ tình dục là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số thói quen của các chị em lại vô tình khiến đời sống chăn gối “chết dần chết mòn”.
Tính đến ngày 9/8/2022, đã có ít nhất 35 trường hợp tại Trung Quốc nhiễm một loại virus henipavirus mới, dường như virus này lây lan từ động vật sang người. Theo các nghiên cứu, virus có thể gây tử vong và gây các biến chứng nặng. Hiện tại, các nhà chức trách đang tiếp tục theo dõi sát tình trạng này.