Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuẩn bị cho các loại phẫu thuật ung thư đại tràng

Đa phần bệnh nhân ung thư đại tràng không cần phải làm hậu môn nhân tạo, hoặc nếu có thì chỉ để tạm thời vài tuần. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân cần hậu môn nhân tạo cả đời

Ung thư đại tràng là một ung thư có vị trí từ ruột già đến trực tràng. Ung thư đại tràng  nếu chưa lan đế các khu vực khác trong cơ thể thì điều trị thông thường là phẫu thuật. Phẫu thuật có thể cắt một phần ruột bị ung thư.

Chuẩn bị phẫu thuật ung thư đại tràng

Khi bạn được chẩn đoán là ung thư đại tràng, bạn có thể muốn phẫu thuật ngay. Điều này cũng bình thường thôi, nhưng tốt hơn thì không nên vội vã quá. Thay vào đó, bạn nên thực hiện một số xét nghiệm khác trước đó để cảm thấy thoải mái  hơn. Trước khi phẫu thuật, những xét nghiệm được thực hiện để khẳng định tim phổi đủ tốt để đối phó với cuộc đại phẫu sắp tới. Những người có kết quả phẫu thuật tốt thường là người không hút thuốc hoặc không béo phì. Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên trước khi phẫu thuật cũng giúp có kết quả phẫu thuật tốt hơn. Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cũng sẽ tăng lên.

Trước ngày phẫu thuật các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân không nên ăn gì, tương tự như khi đi nội soi đại tràng. Những đồ uống đặc biệt cũng bao gồm trong danh mục bị cấm. Kháng sinh sẽ được cho uống vào đêm trước khi phẫu thuật diễn ra để ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số bác sỹ cho phép bệnh nhân uống nước điện giải và đường khoảng từ 2-4 tiếng trước khi phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật đại tràng

Ung thư đại tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm (giai đoạn 0 hoặc 1) thì phẫu thuật gần giống với nội soi đại tràng. Với thủ thuật này, phẫu thuật viên sử dụng ống dài có camera ở cuối ống, đi từ trực tràng và luồn lên đại tràng.  Với công cụ dài như này các phẫu thuật viên có thể loại bỏ các polyp cũng như mô phát triển bất thường như các khối ung thư nhỏ trong niêm mạc đại tràng.

Với ung thư đã quá to để phẫu thuật nội soi, các bác sỹ sẽ mổ mở để cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư và những mô vẫn còn khỏe mạnh xung quanh đó. Sau đó, họ sẽ nối hai phần ruột còn lại với nhau. Tên của phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào phần đại tràng bị cắt bỏ: cắt bỏ một phần đại tràng, cắt bỏ đại tràng bên trái, cắt bỏ đại tràng ngang, cắt bỏ phần đại tràng phải, cắt bỏ đại tràng sigma và cắt bỏ toàn bộ đại tràng (thường ít khi làm).

Phẫu thuật viên cũng sẽ cắt bỏ phần hạch lympho xung quanh khu vực có khối u và làm giải phẫu bệnh. Hạch lympho là cấu trúc nhỏ giúp chống lại nhiễm trùng xuất hiện ở rất nhiều nơi của cơ thể. Ung thư có thể lan ra hạch lympho, giải phẫu bệnh lympho sẽ giúp xác định được giai đoạn hoặc mức nghiêm trọng của ung thư. Nếu ung thư lan ra hạch lympho, bạn sẽ phải hóa trị sau khi phẫu thuật.

Có một số cách tiếp cận vị trí ung thư trong phẫu thuật ung thư đại tràng như sau:

  • Mổ mở: một đường mổ ở bụng theo kiểu truyền thống để tiếp cận đến khu vực đại tràng bị bệnh. Kiểu mổ này chỉ thực hiện đối với những người có khối u lớn hoặc những người đã có tiền sử phẫu thuật đại tràng trước đó.
  • Phẫu thuật nội soi: đây là phương pháp ít xâm lấn, cần một đường mổ nhỏ để đưa camera và dụng cụ để thực hiện phẫu thuật.
  • Phẫu thuật bằng robot:phẫu thuật bằng robot có thể thực hiện chính xác hơn với đường mổ nhỏ hơn tương đương như phẫu thuật nội soi.

Cả phẫu thuật nội soi và bằng robot coi là ít xâm lấn nhất, giúp phục hồi dễ dàng hơn và ít để lại sẹo và đau đớn hơn. Thông thường phẫu thuật ung thư đại tràng diễn ra từ 2-3 tiếng, phẫu thuật mổ mở thường nhanh hơn phẫu thuật nội soi và robot. Nếu không thể nối hai phần đại tràng với nhau vì phần đại tràng cắt đi quá nhiều, thì người ta thực hiện biện pháp tạo lỗ mở thông ra da hay là hậu môn nhân tạo để nhằm giúp chất thải và cặn bã có đường ra.

Đa phần bệnh nhân ung thư đại tràng không cần phải làm hậu môn nhân tạo, hoặc nếu có thì chỉ để tạm thời vài tuần. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân cần hậu môn nhân tạo cả đời. Sau đó người ta có thể nối lại đại tràng sau một thời điểm nhất định vì để lâu thì cũng ảnh hưởng đến khả năng phục hồi.

Hệ tiêu hóa của bạn cần nghỉ ngơi vài ngày sau khi phẫu thuật nên bạn chỉ được truyền dịch tĩnh mạch thôi. Khi đường tiêu hóa đã phục hồi là khi bạn có thể trung tiện bạn được phép ăn lại thức ăn bình thường. Nhưng vẫn có những giới hạn nhất định.

Một số bệnh nhân cảm thấy đau nhưng thường là đau nhẹ, bác sỹ có thể kê cho bạn thuốc giảm đau. Nếu bạn đau hơn bác sỹ sẽ cho truyền giảm đau và sau đó chuyển sang uống thuốc giảm đau.  Mặc dù những biến chứng không thường gặp nhưng vẫn tồn tại những nguy hiểm nhất định như nhiễm trùng, cục máu đông và chậm lành vết thương đặc biệt nếu bạn là người nghiện thuốc lá, tiểu đường, bệnh tim hoặc béo phì. Giai đoạn 3-7 ngày đầu tiên bạn cũng sẽ có thể thấy xuất hiện những triệu chứng sau: sốt, nôn và buồn nôn, đau bụng và ngày càng đau nhiều hơn. Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của một nhiễm trùng, đừng cố lờ nó đi mà cần phản ánh ngay với bác sỹ.

Mục đích của phẫu thuật khối u là loại bỏ khối u. Tỷ lệ thành công cao nhưng chưa phải là yếu tố quyết định bạn đã qua khỏi ung thư còn cần rất nhiều phương pháp điều trị bổ trợ sau đó bao gồm cả dinh dưỡng và lối sống. Nếu bạn bị ung thư đại tràng thì tỷ lệ sống sót của bạn sau phẫu thuật thường cao hơn các phẫu thuật ung thư khác. Theo thống kê tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư trực tràng trong khoảng từ 14% đối với ung thư di căn đến các bộ phận khác  cho đến 91% cho ung thư khu trú tại chỗ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tắc ruột ác tính trong ung thư trực tràng giai đoạn cuối

 

https://health.usnews.com/conditions/cancer/colon-cancer/articles/types-of-surgery-for-colon-cancer

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm