Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tắc ruột ác tính trong ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Khoảng 25 đến 40 phần trăm tắc ruột ác tính xuất hiện từ ung thư đại tràng giai đoạn cuối, sau đó là do ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Điều trị trong giai đoạn này thông thường hướng tới sự giảm nhẹ triệu chứng chứ không giải quyết nguyên nhân nữa.

Trong giai đoạn cuối của ung thư tiêu hóaung thư phụ khoa, tắc nghẽn ruột ác tính  thường xuyên xảy ra, gây ra sự không thoải mái vào những ngày cuối cuộc đời. Khoảng 25 đến 40 % tắc ruột ác tính xuất hiện từ ung thư đại tràng giai đoạn cuối, sau đó là do ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Điều trị  trong giai đoạn này thông thường hướng tới sự giảm nhẹ triệu chứng chứ không  giải quyết nguyên nhân nữa.

Tắc ruột ác tính là gì?

Ngược lại với tắc ruột ở người trưởng thành khỏe mạnh khác, tắc ruột ác tính có thể xảy ra do các khối u gây tắc ruột có thể đến từ khối u bên trong hoặc bên ngoài đường tiêu hóa, hoặc do liệt ruột khiến việc di chuyển và tiêu hóa thức ăn kém đi dẫn đến tắc nghẽn.

Các yếu tố phức tạp hơn có thể bao gồm:

• Tiền sử phẫu thuật vùng bụng hoặc phụ khoa

• Giảm lượng dịch đưa vào cơ thể và mất nước mãn tính

• Thuốc giảm đau họ opioid

• Tác dụng phụ của xạ trị

• Di căn trong bụng (đối với các cơ quan khác như bàng quang hoặc trực tràng)

Mặc dù đây không phải là một tác dụng thông thường hoặc được dự đoán, tỷ lệ sống sót của bạn sẽ giảm đáng kể nếu bạn bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối và đã được chẩn đoán là bị tắc ruột ác tính. Khoảng thời gian trung bình từ giai đoạn cuối chẩn đoán cho tắc nghẽn ruột là khoảng 13 tháng theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ.

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể dễ dàng bỏ qua hoặc do các điều trị hoặc thuốc. Các triệu chứng thường gặp nhất của tắc nghẽn ác tính bao gồm:

• Buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn

• Nôn  cả chất tiêu hóa và phân

• Đau bụng

• Đau quặn hoặc khó chịu ở bụng

• Không thể đi đại tiện hoặc chỉ  đánh hơi

Các triệu chứng của tắc nghẽn ác tính thường không tự hết được; chúng sẽ tiếp tục và tiến triển về bản chất trừ phi các biện pháp giảm nhẹ được thực hiện.

Chẩn đoán

Chụp X quang bụng và chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ cho thấy có hiện tượng tắc nghẽn trong ruột của bệnh nhân. Đi kèm với chẩn đoán ung thư, giai đoạn và các triệu chứng ung thư, thì chắc chắn không  thể nhầm lẫn.

Hình ảnh tắc ruột trong phim chụp CT

Điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng

Việc điều trị ban đầu của tắc nghẽn ruột ác tính là phẫu thuật ruột, nhưng khả năng sống sót và hồi phục sau phẫu thuật này có thể thay đổi rất nhiều khi ung thư tiến triển. Nếu bạn muốn phẫu thuật để loại bỏ các tắc nghẽn, bác sĩ sẽ phải xem xét tiên lượng của bạn cũng như:

• Sự tiến triển của ung thư và di căn của ổ bụng

• Tuổi và sức khoẻ chung của bạn

• Bất cứ các bệnh bạn có thể mắc phải, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim

• Khả năng hồi phục từ một cuộc mổ lớn.

Nếu bạn chọn không phẫu thuật hoặc không đủ sức khỏe để can thiệp phẫu thuật, bác sĩ sẽ có các lựa chọn khác để giúp bạn thoải mái và giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng. Bạn có thể cần một ống nội khí quản. Một thiết bị hút nhẹ nhàng  được kết nối với ống nội khí quản liên tục hút để loại bỏ axit dư thừa và các chất trong dạ dày để giảm buồn nôn và nôn. Bác sĩ của bạn cũng có thể kê toa thuốc để giảm đau và đau bụng, và thuốc chống buồn nôn.

Bạn cũng có thể được truyền dịch tĩnh mạch và cho ăn qua ống nuôi. Dịch cũng có thể được truyền dưới da để duy trì độ ẩm và tạo sự  thoải mái dựa trên nhu cầu và lượng dịch thải ra của cơ thể. Một số người bị tắc nghẽn ác tính chọn tiếp tục ăn uống một chế độ ăn kiêng  được thiết kế riêng dành cho họ. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng nên lựa chọn phương pháp nào là quyền của bạn miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết : Ung thư ruột kết (đại tràng) trực tràng (chẩn đoán và điều trị)

Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm