Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi căng cơ bắp chân sau tập luyện thể thao

Rất nhiều người gặp phải tình trạng căng cơ bắp chân sau khi tập luyện, có thể đơn giản chỉ là chạy bộ hay chơi tennis hoặc các bài tập chuyên nghiệp. Đôi khi, tình trạng căng cơ bắp chân đột ngột có thể gây ra hiện tượng chuột rút và kèm theo đau đớn, thậm chí là nguy hiểm. Vậy sau khi vận động, làm thế nào để phục hồi cơ bắp một cách tốt nhất và an toàn nhất?

Căng cơ bắp chân là gì?

Căng cơ bắp chân xảy ra khi cơ bắp chân ở chân bị xoắn, bị ép, bị kéo căng hoặc thậm chí là bị rách. Căng cơ bắp chân có thể trở thành mạn tính nếu không được điều trị đúng cách, dẫn đến cơ bắp chân ngày càng thiếu sự đàn hồi và rách các sợi cơ cho đến cuối cùng - cơ bắp chân bị rách hoàn toàn tương tự như một sợi dây thừng để lâu ngày và bị hao mòn theo thời gian.

 

Nguyên nhân gây ra căng cơ bắp chân?

Tình trạng này có thể xảy ra khi vận động hay các hoạt động hàng ngày. Có thể kể đến một số lý do như:

  • Đã từng bị căng cơ bắp chân trước đó
  • Kỹ thuật tập luyện, vận động không chính xác bao gồm cả các bài tập rèn sức mạnh
  • Các chấn thương trực tiếp vào vùng bắp chân
  • Vận động quá mức trong thời gian dài làm mệt mỏi cơ và căng thẳng cơ
  • Cơ kém phát triển dẫn tới khả năng vận động kém

Tình trạng căng cơ bắp chân thường xuất hiện trên các vận động viên, đặc biệt ở những vận động viên vận động đặc thù như nhảy, chạy…

Triệu chứng căng cơ bắp chân như thế nào?

Các triệu chứng ban đầu bao gồm tình trạng đau nhói ở bắp chân – đặc biệt khi thử động tác nhón người lên bằng mũi chân. Một số vận động như đi cầu thang cũng gây cảm giác đau.

Ngoài ra, các dấu hiệu cũng có thể gặp phải như:

  • Đau khi bị chạm vào
  • Cơ bắp chân yếu đi
  • Giảm độ phồng của bắp chân thường thấy

Căng cơ bắp chân chia làm 3 độ:

  • Độ 1: căng quá mức hoặc rách nhẹ. Có thể đi lại bình thường mà không đau. Các vận động như chạy, đá hoặc kéo căng cơ có thể gây đau.
  • Độ 2: các sợi cơ rách 1 phần và vận động gây đau kha khá
  • Độ 3: vết rách cơ đi qua gần hết toàn bộ cơ hoặc gân, gây đau đớn tột độ và thường kèm theo sưng và bầm tím.
Phục hồi căng cơ bắp chân như thế nào?

Đối với phục hồi căng cơ bắp chân, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị tốt mà không cần dùng thuốc cũng như không cần các can thiệp trực tiếp vào cơ như phẫu thuật. Vật lý trị liệu tập trung vào việc làm giảm sưng tấy, giảm đau, lấy lại sức mạnh cơ bắp và tăng khả năng vận động và chức năng của cơ bắp – ngăn ngừa tái phát tình trạng này trong tương lai.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căng cơ bắp chân cũng như nhu cầu cần phục hồi như thế nào, vật lý trị liệu có thể bao gồm:

  • Thay đổi các hoạt động hiện tại
  • Tập các bài tập tăng sự co giãn và tăng cường sức mạnh cơ bắp
  • Tập các bài tập mở rộng phạm vi vận động của cơ bắp hay tăng sự linh hoạt của vận động
  • Tập các bài tập kiểm soát và thăng bằng cơ bắp
  • Cá nhân hóa các kế hoạch tập luyện, khuyến khích cải thiện và tiến bộ trong các bài tập để thực hiện tại nhà
  • Xây dựng chiến lược phòng ngừa, quản lý lối sống, công việc và các yếu tố nguy cơ khác
  • Truyền thông – giáo dục và khuyến nghị về việc quay lại tập luyện thể thao để phục hồi nhanh hơn
  • Các biện pháp giảm đau tổng hợp như:
    • Liệu pháp dùng nhiệt nóng – lạnh
    • Liệu pháp xoa bóp cơ bắp
    • Châm cứu
    • Liệu pháp sóng âm
    • Liệu pháp can thiệp tại chỗ

Căng cơ bắp chân có tự khỏi hay không?

Một số tình trạng căng cơ nhẹ có thể được điều trị tại nhà theo phác đồ riêng biệt, tuy nhiên nếu tình trạng căng cơ bắp chân trở thành mạn tính, có thể gây ra các nguy cơ rách cơ nhiều hơn và tăng khả năng gây ra tình trạng dáng đi bất cân đối do đau. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu khi bị căng cơ bắp chân nhằm hồi phục và quay trở lại với các hoạt động, các môn thể thao hàng ngày. Tổng thời gian phục hồi trung bình có thể kéo dài từ 04 bốn đến 06 tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và sự tuân thủ của người bệnh với các bài tập vật lý trị liệu.

Dự phòng căng cơ bắp chân

Cách tốt nhất để dự phòng tình trạng căng cơ bắp chân là kết hợp các bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh như một phần quan trọng trong kế hoạch tập luyện tổng thể của một cá nhân. Nếu là các môn thể thao, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn có các bài tập tốt nhất cho các hoạt động hàng ngày. Một khi bị chấn thương cơ bắp chân, khả năng tái phát cao sẽ cao hơn đáng kể, vì vậy điều quan trọng là phải dự phòng tình trạng này xảy ra đặc biệt khi chơi các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh bộc phát của chân như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, bóng chày, điền kinh...

Những lưu ý khác có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ căng cơ bắp chân bao gồm:
  • Khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập
  • Hạ nhiệt và giãn cơ sau khi tập thể dục
  • Thực hiện các kỹ thuật phù hợp và chính xác trong tập luyện thể thao
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ chỉnh hình và mang loại giày hỗ trợ thích hợp cho hoạt động
  • Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát cân nặng của bản thân

Tổng kết

Căng cơ bắp chân là vấn đề có thể gặp phải trong các hoạt động hàng ngày, nhất là các hoạt động thể chất và đặc biệt trên những đối tượng vận động viên. Tình trạng căng cơ có thể tái diễn nhiều lần, gây các hệ quả xấu đến vận động, và việc dự phòng cũng như điều trị sau những lần gặp phải là hết sức quan trọng.

Các bài tập rèn luyện sức bền, rèn sức mạnh cơ bắp cũng như vật lý trị liệu sau các căng thẳng được coi là phù hợp và hiệu quả, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia thể thao, chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn và hỗ trợ phù hợp nhất.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với từng tình trạng vận động  Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM .

Tham khảo thêm thông tin tại: Tắm nước lạnh và phục hồi sau tập luyện

 

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm