Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMD) là một thuật ngữ chung dùng để mô tả tình trạng đau và rối loạn chức năng của khớp nối hàm dưới với xương thái dương ở mỗi bên mặt (khớp thái dương hàm) và các cơ vận động hàm. Đây là tình trạng khá phổ biến gặp phải ở người trưởng thành. Vậy có cách nào phòng tránh và phục hồi nhanh sau khi bị hay không?

Khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint - TMJ) là khớp kết nối xương hàm dưới (hàm dưới) với xương thái dương trong hộp sọ. Nằm ở phía trước tai ở cả hai bên đầu, TMJ là khớp bản lề trượt có thể di chuyển sang bên cũng như tiến và lùi giúp hình thành các hoạt động như nói chuyện, ăn nhai... TMJ và các cơ, dây chằng xung quanh hỗ trợ được coi là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể con người.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn chức năng TMJ?

Hiện tại không có bằng chứng nào chắc chắn về nguyên nhân trực tiếp của tình trạng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMD). Tuy nhiên, các vấn đề gặp phải như cách các răng không khớp với nhau (lệch răng), bất thường cơ mặt hoặc bất thường chính TMJ có thể đóng một vai trò trong việc phát triển bệnh.

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của TMD bao gồm:

  • Whiplash (chấn thương do giật cổ, hoặc chấn thương cổ): là khi đầu bị chuyển động đột ngột về một hướng và rồi giật lui lại một cách nhanh chóng.
  • Căng thẳng
  • Cắn móng tay
  • Nhai kẹo cao su
  • Nghiến răng
  • Một tác động đánh mạnh vào đầu hoặc một tác động mạnh đánh trực tiếp vào hàm
  • Viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Căng cơ ở đầu hoặc cổ
  • Lắp răng giả toàn phần hoặc bán phần không đúng cách
  • Chuyển động hoặc trật khớp của đĩa đệm giữa phần đầu xương hàm dưới tiếp xúc với ổ khớp xương thái dương.

Các dấu hiệu và triệu chứng của TMD là gì?

Các triệu chứng của TMD có thể ảnh hưởng đến hàm cũng như các cơ ở mặt, đầu, cổ và vai:
  • Đau hàm
  • Đau cơ vùng mặt
  • Đau cổ và vai
  • Đau trong hoặc xung quanh tai khi bạn mở to miệng, nói hoặc nhai
  • Nhức đầu, đau tai hoặc đau răng
  • Cảm giác mặt nặng trĩu
  • Sưng ở một bên mặt
  • Trạng thái khóa hàm hoặc bị kẹt khi mở hoặc đóng hàm
  • Không thể mở miệng rộng
  • Gặp vấn đề khi nhai
  • Răng trên và dưới không khít với nhau
  • Cảm giác cắn răng đột nhiên trở nên khó chịu
  • Có tiếng như bẻ gãy, lách cách hoặc nứt vỡ khi mở hoặc đóng miệng
  • Chóng mặt, ù tai hoặc mất thính giác

Các triệu chứng của TMD có thể là ngắn hạn và tạm thời, hoặc chúng có thể kéo dài trong nhiều năm trở thành mạn tính.

TMD được điều trị như thế nào?

Đau hàm TMD có thể được điều trị thành công bằng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà, cũng như trên lâm sàng. Phương pháp kết hợp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Điều chỉnh hoạt động ăn nhai (tránh thức ăn phải nhai nhiều)
  • Kiểm soát căng thẳng của bản thân
  • Liệu pháp thay đổi hành vi nhận thức (CBT)
  • Sử dụng các phản hồi sinh học

Phương pháp điều trị TMD nhằm mục đích giảm đau và đưa khớp hàm trở lại chức năng bình thường bằng cách:

  • Tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh
  • Giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp vùng mặt
  • Tránh tật nghiến chặt hàm (và ngừng hoạt động)
  • Nếu bạn nghiến răng khi ngủ, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một dụng cụ bảo vệ miệng như nẹp để tránh tình trạng này.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp có thể giúp giảm đau và khó chịu cho người bệnh trong tình trạng cấp tính và mạn tính, đồng thời giúp khớp hoạt động bình thường trở lại. Các nhà vật lý trị liệu sử dụng kết hợp các kỹ thuật để thư giãn, bật cơ và giãn các cơ đang bị thắt chặt và mô sẹo.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hiện tại, vật lý trị liệu có thể bao gồm:
  • Tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi các bài tập chuyển động hàm
  • Liệu pháp chườm ẩm để cải thiện lưu thông máu
  • Liệu pháp chườm lạnh để giảm sưng và giảm đau
  • Liệu pháp xoa bóp để giảm căng cơ
  • Rèn luyện tư thế giúp điều chỉnh các sai lệch của hàm
  • Các bài tập vận động cải thiện phạm vi chuyển động của hàm
  • Các phương thức giảm đau, như: trị liệu bằng sóng âm để cải thiện tuần hoàn và giảm sưng đau, kích thích dây thần kinh qua da (TENS) để giảm đau và cải thiện tuần hoàn

TMD có tự biến mất không?

Câu trả lời là có. Đôi khi TMD có thể tự khỏi mà không cần đến sự chăm sóc y tế. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng TMD nhẹ, không kéo dài và khỏi nhanh. Tuy nhiên, TMD cũng có thể là một bệnh mạn tính và gây đau đớn cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Khi đó, điều trị được khuyến nghị sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể ngăn ngừa TMD?

Vì không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra TMD nên rất khó để dự phòng tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện từng bước để giảm các triệu chứng khi không may gặp phải tình trạng này.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho TMD

Nếu bạn gặp phải TMD, bạn có thể thử một số mẹo tại nhà dưới đây để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, lời khuyên hữu ích nhất cho bạn là nên tìm đến sự hỗ trợ của các nhà vật lý trị liệu, các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có những phương án hợp lý nhất.

Một số mẹo tại nhà sau đây có thể giúp giảm các triệu chứng của TMD:

  • Thực hiện các tư thế tốt – bao gồm các tư thế đứng, ngồi, nằm để giảm căng thẳng cho cổ và vai
  • Chú ý tật nghiến răng. Bạn có thể thử đưa lưỡi vào giữa hai hàm răng để tạo khoảng trống và ngừng nghiến răng vì không cắn vào lưỡi
  • Mang dụng cụ bảo vệ miệng hoặc nẹp vào ban đêm để ngăn tật nghiến răng khi ngủ
  • Không nên kê cằm lên các bề mặt, vì điều này làm tăng căng thẳng cho các cơ vùng mặt cũng như hàm răng
  • Tham khảo ý kiến các chuyên gia về các bài tập thư giãn
  • Tránh các thức ăn phải nhai quá nhiều, tránh ăn kẹo cao su hoặc nhai nước đá
  • Tránh mở miệng thật rộng (như khi ngáp, hát hoặc la hét)
  • Khám nha sĩ thường xuyên và lưu ý các tình trạng mất, gãy rụng răng hoặc hỏng răng hay các tổn thương vùng hàm
  • Chườm nóng hoặc chườm đá để giảm đau.

Tổng kết

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm – TMD là một tình trạng không rõ nguyên nhân, gây đau và các ảnh hưởng đến vận động vùng hàm trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này khó có thể dự phòng, song các mẹo nhỏ và các lưu ý trong sinh hoạt có thể giúp phòng tránh gặp phải. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nếu chẳng may rơi vào tình trạng này, tốt hơn cả là hãy đến gặp các chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời và an toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Biện pháp khắc phục đau khớp thái dương hàm tại nhà hiệu quả

https://www.pthealth.ca/conditions/temporomandibular-joint-dysfunction/

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm