Khi so sánh với người lớn, xương của trẻ em mềm, dễ uốn cong và chịu biến dạng cũng như nén ép tốt hơn. Cùng với đặc điểm nhanh liền do cốt mạc liên tục và sự cung cấp máu phong phú, trẻ có độ tuổi càng nhỏ thì khả năng liền xương càng nhanh. Trong gãy xương ở trẻ em, tổn thương sụn tiếp hợp gặp từ 10-15% trường hợp, và ít trường hợp gãy vụn khi so với người lớn (trừ các trường hợp chấn thương mạnh).
Gãy xương cổ tay có nhiều nguyên nhân gây ra, và ở trẻ nhỏ thì nguyên nhân phổ biến nhất là do các tai nạn trong sinh hoạt (vui chơi, chạy nhảy, giao thông…). Khi tình trạng gãy xương xảy ra, nó có thể đi kèm với các tổn thương ở các tổ chức phần mềm xung quanh khác.
Để giúp xương lành lại, trẻ sẽ cần bó bột và có thể là nẹp hoặc treo tay cố định. Loại bó bột mà trẻ cần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy hoặc vết nứt gãy ở xương.
Thông thường, những trường hợp gãy xương nhẹ thường chỉ cần bó bột một nửa vùng cẳng tay. Khi một trường hợp gãy xương nghiêm trọng, lúc đó có thể sẽ cần bó bột toàn bộ cả cánh tay.
Bó bột nửa cánh tay
Khi chỉ bó bột vùng cẳng tay (nửa cánh tay), thời gian cần thiết là trong khoảng từ ba đến bốn tuần. Khoảng một tuần sau khi bó bột, trẻ sẽ cần phải tái khám tại các phòng khám chuyên khoa. Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ đảm bảo rằng cổ tay trẻ đang lành lại đúng theo quy trình và không có bất cứ sai lệch nào trong quá trình tự lành lại. Các kỹ thuật viên cũng có thể hướng dẫn bạn cách tháo băng tại nhà sau khi hết thời gian bó bột.
Tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của của vết gãy, có thể mất từ sáu tháng đến một năm để xương cổ tay lành lặn hoàn chỉnh, có thể duỗi thẳng, uốn cong và vặn xoắn hoàn toàn mà không cần lo ngại các vấn đề ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, hầu hết em không cần các biện pháp vật lý trị liệu sau khi tháo bó bột.
Bó bột toàn cánh tay
Nếu trẻ bó bột toàn cánh tay, quá trình giữ bột và nẹp – treo tay có thể kéo dài từ bốn đến sáu tuần hoặc lâu hơn nữa. Trẻ sẽ cần tái khám vào tuần đầu tiên, tuần thứ hai, tuần thứ tư và tuần thứ sáu sau khi bó bột. Tương tự như bó bột nửa cánh tay, việc duy trì bột sẽ phụ thuộc vào mức độ vết thương.
Phục hồi sau bó bột
Sau khoảng từ ba đến bốn tuần, bác sĩ có thể đánh giá tình hình và cho phép trẻ được tháo bột nếu trẻ đang bó bột một nửa cánh tay. Việc tháo bó bột không khó, và bạn có thể được hướng dẫn để tự làm tại nhà. Tuy nhiên, tốt hơn cả là bạn nên đến cơ sở y tế để được những chuyên gia xử trí. Khi tháo bó bột, bạn cần cẩn thận dùng kéo cắt bỏ mặt bên của bó bột. Trong trường hợp trẻ được bó bột toàn bộ cánh tay, trẻ sẽ được tháo bột tại các cơ sở y tế.
Các bài tập nhẹ có thể giúp trẻ hồi phục dần như:
Trong một số trường hợp, bạn có thể để ý thấy bên tay bó bột của trẻ có thể nhỏ hơn và cảm thấy yếu vận động hơn so với cánh tay còn lại. Lý do được đưa ra là trong thời gian bó bột, các cơ vùng tay trở nên mỏng hơn do không được vận động thời xuyên. Do vậy bạn cũng không nên lo lắng vì các cơ sẽ hồi phục và khỏe trở lại khi trẻ trở lại các hoạt động bình thường hàng ngày.
Duy trì chế độ ăn giàu đạm, vitamin và các vi chất vi lượng để giúp trẻ mau hồi phục tốt. Thời gian sau bó bột, bạn cũng nên khuyên trẻ tránh các vận động và va chạm mạnh. Với trẻ nhỏ, tránh các va chạm mạnh vào vùng tay vừa tháo băng. Các môn thể thao mạnh mà trẻ thích thú cũng nên tạm dừng, và nên cho trẻ chơi lại sau bốn đến sáu tuần sau tháo bó bột.
Tổng kết
Gãy xương cổ tay là một trong những chấn thương tuy ít gặp ở trẻ mà chủ yếu thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng gặp phải tình trạng này trong các hoạt động hàng ngày như vui chơi, chạy nhảy… Dù khả năng phục hồi của trẻ là tốt hơn so với người lớn, song vẫn cần những lưu ý đặc biệt để giúp trẻ hồi phục nhanh nhất, tránh các biến chứng có thể để lại sau này.
Tham khảo thêm thông tin tại: Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau gãy xương
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.