Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một số điều cần biết khi gãy xương

Gãy xương là một tình trạng cần sơ cứu kịp thời, đúng cách, thậm chí một số kiểu gãy xương đòi hỏi phải phẫu thuật, một số khác phải sử dụng nẹp vít, kẽo dãn hoặc treo. Gãy xương có thể mất đến 6-8 tuần để phục hồi.

Một số điều cần biết khi gãy xương

Gãy xương là tình trạng xương bị tổn thương do chấn thương và thường ra do gây ra bởi một lực tác động rất mạnh. Gãy xương có thể không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn cần phải được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây ra gãy xương

Gãy xương là  một chấn thương thường gặp, có tới hơn một triệu người mỗi năm gặp phải tình trạng này. Gãy xương xảy ra khi xương bị tác động với một lực tác động mạnh hơn lực chống đỡ của xương.  Tai nạn xe hơi, xe máy, chấn thương khi chơi thể thao và ngã là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng vỡ và gãy xương. Đôi khi gãy xương lại là kết quả của một nhiễm trùng hoặc ung thư làm suy yếu xương của bạn.  Cấu trúc bị suy yếu thường xảy ra ở người già, hay còn gọi là loãng xương cũng là một nguyên nhân gây ra gãy xương.

Tùy vào lực tác động vào xương mà gây ra các vết nứt ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau:

  • Rách da
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương cơ
  • Tổn thương nội tạng

Dấu hiệu của gãy xương

Dấu hiệu thường gặp nhất của gãy xương là đau, các  vết gãy xương sẽ gây tổn thương nếu như bạn sơ cứu không đúng cách như cố tình chuyển động hoặc bị đè ép bằng những lực mạnh.

Một số dấu hiệu tại chỗ của chấn thương bao gồm: sưng phù, tê liệt, chảy máu, bầm  tím hoặc thay đổi màu sác vùng da chấn thương, xương đâm xuyên qua da.

Khi  thấy có những dấu hiệu trên tốt nhất  không nên di chuyển, cố gắng gọi xe cứu thương hoặc người giúp đỡ, đặc biệt nếu bạn bị đa chấn thương hoặc không thể cử  động.

Chẩn đoán  gãy xương

Bác sỹ có thể kiểm tra  toàn bộ cơ thể  xem bạn có bị chấn thương nào khác nữa không và kiểm tra tại chỗ về vận động để xem mức độ chảy máu, tổn thương thần kinh, sụn khớp đến đâu. Đa số các ca gãy xương đều được chẩn đoán thông qua chụp phim x-quang

Một vài các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để xác định xem độ ảnh hưởng của vết nứt rộng đến đâu và các tổn thương  có liên quan  do vết nứt

Chụp cộng hưởng từ (MRI)  xương có thể cho thấy những hình ảnh chi tiết hơn nếu như vết nứt quá nhỏ. Phương pháp này còn cho biết sự tổn thuwowg của các mô mềm xung quanh xương và cả tổn thương của gân cơ xung quanh.

Chụp CT cũng là một  phương pháp được nhiều bác sỹ lựa chọn  cung cấp những hình ảnh cắt ngang dọc nhiều lớp ở khu vực bị chấn thương, Chụp CT cũng  cho những hình ảnh rất chi tiết, đặc biệt là nếu có tổn thương mạch thì việc chụp CT có tiêm thuốc cản quang sẽ cho thấy rõ hơn rất nhiều.

Cuối cùng, các kiểm tra về tổn thương thần kinh cũng là việc cực kỳ quan trọng. Nếu lượng giá không đúng tình trạng tổn thương thần kinh sẽ khiến cho một người từ không liệt trở thành liệt vĩnh viễn.

Nếu những cơn đâu của bạn càng lức càng trở lên tồi tệ thì các bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra thêm các biến chứng của chấn thương như sự gián đoạn của  dòng máu.

Điều trị  gãy xương

Việc điều trị  gãy xương phụ thuộc vào loại chấn thương, vị trí, và mức độ nặng nhẹ của chấn thương.

Xương có thể tự  liền  bằng cách sinh ra những mô xương mới ở rìa của vết nứt để đan xen các mảnh vỡ lại với nhau. Mô xương mới lúc đầu sẽ rất mềm và cần được bảo vệ cẩn thận. Để quá trình nãy diễn ra một cách nhanh hơn và an toàn hơn các bác sỹ sẽ tiến hành một số thủ thuật sau: nẹp vít, kéo dãn, treo cố định hoặc phối hợp các  phương pháp này với nhau. Nhưng phương pháp này có thể giúp bạn nhanh liền xương hơn nhưng  cũng sẽ bạn phục hồi khả năng vận động chậm hơn.

Sự phục hồi của gãy xương

Trung bình mất khoảng 6-8 tuần thì xương sẽ liền lại, đối với trẻ em thì thời gian này sẽ nhanh hơn người lớn. Thời gian xương liền còn phụ thuộc vào  vị trí gãy và mức độ  tổn thương xương. Tuổi và tình trạng sức khỏe cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian phục hồi.

Các cơn đau sẽ  giảm bớt khi  vết gãy  lành lại nhưng vẫn cần được bảo vệ cho đến khi lành hẳn. Cân nhắc đến  việc vật lý trị liệu sau thời gian dài bất động xương để giúp bạn có thể phục hồi  vận động nhanh hơn.

Gãy xương đơn thuần không để lại nhiều biến chứng nhưng cần phải được sơ cứu điều trị đúng cách để tổn thương không lan rộng

Phòng ngừa gãy xương

Để phòng ngừa việc chấn thương dẫn đến gãy xương bạn cần chú ý đến:

  • Đi giày thoải mái, vừa vặn
  • Đảm bảo dây điện, và các mối nguy khác đều được giữ an toàn
  • Có ánh sáng ở khắp các khu vực trong nhà để tránh trường hợp va vấp bị ngã
  • Tập luyện thể thao tăng cường độ dẻo dai của cơ thể
  • Với những người cao tuổi nên bổ sung thêm canxi để phòng ngừa loãng xương

Thông tin thêm về gãy xương tại bài viết: Cách sơ cứu gãy xương

Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm