Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ ung thư, rụng răng, gãy xương vì dùng thuốc chống loãng xương: Thực hư thế nào?

Loãng xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người luống tuổi. Để phòng ngừa loãng xương, nhiều người đã tự ý dùng thuốc chống loãng xương bisphosphonate và họ dễ phải đối mặt với nhiều nguy cơ do tác dụng phụ của loại thuốc này gây ra.

Loãng xương là một quá trình làm giảm mật độ xương và phá hủy vi cấu trúc xương diễn ra từ từ trong nhiều năm. Trong xương có hai loại tế bào chính: tạo cốt bào (tế bào tạo ra xương) và hủy cốt bào (tế bào tiêu xương). Khi bước vào tuổi xế chiều, hoạt tính của tế bào hủy xương không cân bằng với hoạt tính của tế bào tạo xương nên xương người già thường bị loãng. Biến chứng nặng nề của bệnh là gây ra gãy xương, không những làm tàn phế mà còn tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Dùng thuốc chống loãng xương nhằm khắc phục tình trạng này. Nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn và nhiều người tự ý mua dùng là bisphosphonate.

Do có sự điều chỉnh nhỏ trong nhóm chức hóa học nên nhóm thuốc bisphosphonate có nhiều loại như alendronate, clodronate, etidronate, pamidronate, risedronate, tiludronate và zoledronate... Một số dược phẩm trong nhóm bisphosphonate có thể dùng đường uống, có loại được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. Bisphosphonate tác động đồng thời lên hai nhóm tế bào chính trong xương là tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Tức là thuốc kéo dài sự tồn tại của tế bào tạo xương và rút ngắn sự hoạt hóa của tế bào hủy xương, nên đã gián tiếp làm xương chắc thêm. Thuốc đặc biệt hiệu quả với các trường hợp loãng xương chậu và xương cột sống, những xương dễ bị gãy, xẹp do loãng xương.

Thầy thuốc khuyến cáo: Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản cần tránh dùng bisphosphonate quá liều vì thuốc có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn.

Thực hư các tác dụng phụ nguy hiểm của bisphosphonate

Tuy nằm trong danh mục là một thuốc quan trọng bậc nhất trong dự phòng và điều trị chứng bệnh loãng xương, nhưng bisphosphonate cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ đáng ngại, thậm chí nhiều bệnh nhân phải bỏ thuốc giữa liệu trình. Các tác dụng phụ thường gặp là sốt, đau đầu, ợ chua, đau bụng, đầy hơi, trào ngược axít thực quản... Đặc biệt, các tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của bisphosphonate có thể kể đến như:

Viêm loét dạ dày thực quản và ung thư: Cấu trúc hóa học của  bisphosphonate rất nhạy cảm với bề mặt dạ dày và thực quản. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã báo cáo sau một thời gian sử dụng thuốc bị viêm loét dạ dày thực quản, gây kích ứng, đau. Một số bị ung thư thực quản sau thời gian dài dùng thuốc. Nguyên nhân gây viêm thực quản là do thuốc mắc và đọng lại trong lòng thực quản (do uống thuốc không trôi vào dạ dày hoặc do thuốc tan ngay ở thực quản). Tình trạng này thường thấy ở những người uống thuốc không đúng cách: uống thuốc với quá ít nước, thậm chí uống thuốc không cần nước; uống thuốc ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc ở tư thế nằm, uống thuốc xong rồi đi nằm ngay... khiến thuốc bị dính lại ở thực quản. Nồng độ thuốc tan tại chỗ rất cao sẽ gây ra độc tính trực tiếp trên thành thực quản gây loét và viêm.

Xương hàm hoại tử - răng rụng: Mặc dù có cùng thành phần, nhưng xương và răng là hai thứ bị tác động hoàn toàn khác nhau khi người bệnh dùng thuốc bisphosphonate. Khi dùng thuốc xương được chắc thêm nhưng răng lại dễ rụng vì chân răng bị hoại tử. Nhiều trường hợp bị hoại tử xương hàm do dùng bisphosphonate kéo dài. Cơ chế gây ra tình trạng này chưa rõ rệt nhưng nhiều khả năng thuốc làm rối loạn sự lắng đọng canxi vào vị trí răng, vì thế, xương hàm bị hoại tử và răng bị rụng. Biến chứng này dễ xảy ra hơn khi người bệnh dùng thuốc lại đã từng trải qua thủ thuật nhổ răng và nhất là người dùng thuốc dạng tiêm.

Vô sinh hiếm muộn: Thuốc bisphosphonate có thể gây rối loạn chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tác dụng phụ dẫn đến vô sinh chỉ gặp ở người dùng thuốc quá liều. Nếu dùng liều gấp 3-5 lần liều bình thường thì trong những tháng đang điều trị và những tháng sau đó không có trứng rụng. Tác dụng phụ gây vô sinh cũng gặp ở đàn ông nhưng tỷ lệ thấp hơn so với nữ giới.

Gãy xương đùi: Trong các tác dụng phụ nguy hiểm đáng để nói thì tác dụng phụ gây gãy xương đùi là đáng chú ý nhất và lại là nghịch lý nhất với người sử dụng bisphosphonate. Nghịch lý là vì đây là thuốc làm giảm loãng xương, tức là gia tăng sức khoẻ cho hệ xương, vậy mà lại gây ra gãy xương. Thực ra, điều này đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo cho những bệnh nhân lạm dụng thuốc, dùng thuốc liều cao hoặc kéo dài. Vì khi đó thuốc lại gắn kết với canxi trong máu làm giảm sự canxi hóa trong xương, xương không thể chắc được. So sánh những bệnh nhân dùng bisphosphonate trong thời gian ngắn và không liên tục cho thấy, nhóm dùng liều cao bisphosphonate có tỷ lệ gãy xương khác biệt. Tuy nhiên, không thể tự nhiên xương gãy hoặc sự gãy xương cũng có nhiều yếu tố khác tham gia như lực chấn thương, ngã chẳng hạn. Hơn nữa, cho dù là thuốc hỗ trợ xương, nhưng trên xương khớp, nhóm thuốc bisphosphonate có thể gây ra đau xương khớp với tỷ lệ khá cao. Hiện tượng đau khởi phát ngay sau 12 giờ dùng thuốc và có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Đau thường ở trong xương cột sống đầu tiên, sau đó đến đau xương sườn và đến xương chân tay. Đã có nhiều giả thiết nghi ngờ các thuốc bisphosphonate chỉ ngăn cản sự đào thải của các khối canxi đã không còn liên kết với xương chứ không làm được việc tăng sức khỏe và sự hàn gắn của canxi vào các mô xương, nên mới dẫn đến các tác dụng phụ như trên cho hệ xương khớp.

Khuyến cáo

Để giảm tác dụng phụ của thuốc bisphosphonate, khi uống thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc sau: Tuyệt đối không uống bisphosphonate khi dạ dày trống rỗng. Tuy nhiên, thuốc lại hấp thu tốt hơn khi dạ dày không nhiều thức ăn. Vì vậy, nên uống thuốc sau ăn tối thiểu 2 giờ. Không uống thuốc nếu cách quá bữa ăn 3giờ. Khi uống thuốc phải uống thật nhiều nước để đảm bảo thuốc trôi hẳn xuống dạ dày và rửa sạch những bám dính của thuốc trên thành thực quản. Ngồi thẳng lưng khi uống thuốc và giữ nguyên tư thế ít nhất trong 5 phút để thuốc chắc chắn đi xuống dạ dày mà không bị mắc ở thực quản. Để tránh nguy cơ rụng răng và hoại tử xương hàm, không được dùng thuốc khi vừa trải qua thủ thuật răng miệng, kể cả nhổ răng và định kỳ sau 2 tuần dùng thuốc nên khám răng miệng để chống biến chứng xảy ra. Để tránh vô sinh: khi đang ở độ tuổi sinh sản cần hạn chế dùng bisphosphonate dạng tiêm, vì dạng thuốc tiêm rất có hại với hệ sinh sản do thuốc ngấm nhanh vào mô cơ quan này; tuyệt đối không dùng thuốc (dạng uống) quá liều. Khi có hiện tượng đau cơ, đau khớp, đau xương nặng, phải ngưng sử dụng bisphosphonate. Người có canxi máu thấp phải được điều trị trước khi dùng bisphosphonate.

DS. Thanh Lâm - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm