Vùng thắt lưng là vùng lưng dưới, bắt đầu từ dưới lồng ngực đến xương chậu. Đây là vùng dễ tổn thương nhất và hầu như tất cả loài người ai cũng từng bị những cơn đau thắt lưng hành hạ. Tuy nhiên những cơn đau thắt lưng thường ngày càng đỡ hơn và luôn có cách điều trị hiệu quả. Dấu hiệu của cơn đau thắt lưng gồm
Đau lưng cấp tính xảy ra đột ngột, thường sau một chấn thương thể thao hoặc nâng vật nặng.
Đau âm ỉ vùng 2 bên hông với cảm giác bị đâm, bắn sau lưng.
Đau đột ngột, cấp tính làm bạn khó khăn khi đi lại hoặc đứng thẳng.
Đau thắt lưng khó xác định vị trí, đau lan toả đi kèm với co cứng khối cơ chung thắt lưng, đau sâu trong ổ bụng thường do các căn nguyên nội tạng ở trong ổ bụng hoặc trong hố chậu.
Lúc đầu đau một bên hông sau đó đau lan xuống mông, đùi và cẳng chân
Đau kiểu rễ lan xuống chân chứng tỏ có chèn ép hoặc tổn thương các rễ thần kinh vùng thắt lưng
Cơn đau kéo dài hơn ba tháng là đau lưng mãn tính. Nếu cơn đau của bạn không có dấu hiệu giảm trong vòng 3 ngày bạn nên thăm khám bác sĩ.
Khi nào cần đến gặp bác sỹ
Khi gặp những dâu hiệu sau bạn nên đi gặp bác sỹ để thăm khám tình trạng bệnh:
Cơn đau thắt lưng lan đến chân
Có cảm giác tê, kim châm hay đau nhói ở chân
Có cảm giác yếu chân và không thể đứng dậy trên bàn chân
Mất kiểm soát tiêu tiểu (thường gặp ở các chứng đau lưng nặng)
Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.
1. Chăm sóc vùng lưng bị đau:
Khi mang vác vật nặng không đúng tư thế lưng sẽ bị đau do căng cơ, thường sẽ tự phục hồi, nhưng bạn có thể lấy một miếng đệm nóng chườm phần lưng đau hoặc tắm nước ấm có thể làm giảm cơn đau tạm thời. Tuy nhiên đôi khi đau lưng có thể liên quan đến các đĩa đệm bị lồi ra hoặc vỡ. Nếu một đĩa đệm phồng lên hoặc vỡ, ép trên dây thần kinh tọa, cơn đau có thể chạy từ mông xuống một bên chân. Cơn đau này được gọi là đau thần kinh tọa.
Khi bị đau lưng do căng cơ bạn cũng không nên nằm một chỗ quá 1-2 ngày sẽ làm giảm tính linh hoạt của lưng, lưng sẽ càng đau nặng hơn.
2. Tập yoga:
Yoga là một phương pháp toàn diện tác động đến toàn bộ cơ thể để chống lại và điều trị đau lưng. Việc cải thiện sức mạnh của toàn bộ cơ thể là rất cần thiết vì đau lưng không chỉ gây ra bởi các vấn đề ở lưng mà còn các bộ phận khác như hông, chân.
Đối với những người mới bị đau lưng và căng cứng cơ lưng hoặc những ai muốn phòng ngừa chúng thì chương trình Yoga cho người mới là một chương trình an toàn và hiệu quả. Còn những người bị đau lưng mạn tính thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia bác sĩ trước khi theo chương trình Yoga nào và cần có sự hướng dẫn, giám sát của các huấn luyện viên Yoga có kinh nghiệm.
3. Xoa bóp quanh cột sống:
Một số chuyên gia khác lại sử dụng bộ chân không: đặt một chiếc cốc lên cơ thể rồi hút hết không khí bằng máy bơm rồi sau đó di chuyển chiếc cốc và thực hiện xoa bóp.
Tuy nhiên phương pháp xoa bóp cột sống chữa đau lưng này không phải ai cũng phù hợp, nó rất hiệu quả với những người bị đau lưng do căng cơ, co cơ nhưng nếu bệnh nhân có khối u nhiễm trùng và gãy xương thì không thể dùng phương pháp này
4. Massage trị liệu
5. Châm cứu, bấm huyệt
Nguyên lý của thuật châm cứu là cây kim được sử dụng để tác động vào điểm kinh tuyến của cơ thể, nơi dòng năng lượng chảy qua. Vì thuật châm cứu chủ yếu để giải quyết các cơn đau lưng, rất nhiều bệnh nhân đau lưng rất bất ngờ khi được châm cứu vào phần khác của cơ thể chứ không phải lưng như chân hoặc cổ. Điều này là do năng lượng chảy từ bộ phận khác của cơ thể có tác động mạnh hơn lên các cơn đau lưng.
6. Dùng thuốc
Để giảm đau hoặc cắt đứt cơn đau tạm thời người ta hay dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, hay naproxen. Đối với cơn đau dữ dội hoặc đau mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị thuốc theo toa. Ngoài ra sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng có nguồn gốc thiên nhiên cũng là một cách hiệu quả.
7. Tiêm vào lưng
8. Vật lý trị liệu
9. Tập các bài tập giúp tăng cường lưng
Hãy áp dụng những bài tập thể dục phù hợp cho lưng của bạn, có thể dùng các bài tập gấp và kéo dài người. Trong bài tập gấp, bạn cúi về phía trước để căng các cơ bắp của lưng và hông.
Trong bài tập kéo dài, bạn uốn cong lưng về phía sau để phát triển các cơ bắp hỗ trợ cột sống. Một ví dụ là nâng chân trong khi dựa trên phần dạ dày của bạn. Nếu bạn bị đau lưng, hãy nhờ bác sỹ tư vấn dùng các bài tập an toàn cho bạn.
10. Phẫu thuật :
Khi mức độ đau lưng của bạn đã kéo dài trầm trọng, bạn không thể đứng lên đi lại hoặc làm bất kỳ công việc gì ảnh hưởng đến học tập và làm việc thì chỉ còn cách là phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, hay gai vôi cột sống…bác sỹ sẽ phẫu thuật để phục hồi chức năng lưng này.
Phòng ngừa đau lưng như thế nào?
Không có phương pháp nào chắc chắn bạn sẽ không bị đau lưng khi đến tuổi trung niên. Tuy nhiên ngay từ bây giờ nếu bạn giữ một chế độ ăn uống cũng như luyện tập khoa học thì nguy cơ bị đau lưng của bạn cũng giảm đi đáng kể. Phòng bệnh đau lưng có thể áp dụng các phương pháp sau
Duy trì một chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp
Nâng vật nặng bằng chân, không nâng bằng lưng.
Tránh để tình trạng tăng cân, béo phì
Hãy chắc chắn rằng vị trí làm việc của bạn không góp phần tạo nên cơn đau cho bạn.
Duy trì và thực hiện tư thế chính xác nhất là trong nâng, bê, nhặt vật nặng.
Tránh một cách tối đa các hoạt động ảnh hưởng tới lưng.
Tập thể dục thường xuyên như bơi lội, đi bộ nên ít nhất cũng đi bộ mỗi ngày.
Luôn giữ cột sống thẳng, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết.
Không ngồi hoặc đứng quá lâu.
Điều trị đau lưng cần thường xuyên và liên tục mới có thể giúp giải quyết giảm đau lưng một cách hiệu quả, Phòng bệnh đau lưng để không mắc các bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm và cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống để bệnh tránh tái phát sau này. Hãy luôn nhớ rằng ” phòng bệnh hơn chữa bệnh “, nếu bạn may mắn chưa bị đau lưng hoặc cảm thấy mình có nguy cơ bị đau lưng thì tốt nhất là thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.