Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết cây đậu bắp còn gọi là bụp bắp hay mướp tây. Tên khoa học là Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ bông Malvaceae.
Đậu bắp là loại cây thảo lớn, mọc đứng, cao từ 1,8 đến 2,5 m. Thân dày, khỏe, có lông ở các phần trên. Lá rộng, chia thùy chân vịt, thường gồm 7 thùy có răng không đều và kích thước thay đổi. Cuống lá dài. Cuống hoa ở nách lá, dài từ một đến 3 cm. Lá bắc con từ 8 đến 12 chiếc, hình dải, có lông rậm và sớm rụng. Đài hình sao, có 5 thùy xẻ đến phân nửa. Cánh hoa màu vàng hoặc hơi vàng, có chấm tía ở gốc. Quả nang có góc, dài từ 8 đến 15 cm, nhọn dài ở đầu.
Phân tích dược lý cho thấy quả đậu bắp giàu pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Quả tươi còn chứa thiamin, riboflavin, axit ascorbic và niacin. Chất nhầy của quả đậu bắp là dạng bột vô định hình với trọng lượng phân tử khoảng 15.000, hàm lượng protein khoảng 9%. Chất này có tác dụng hạ đường huyết, có thể chữa bệnh đái tháo đường. Thí nghiệm ghi nhận cao lỏng thân cây có tác dụng hạ đường huyết trên chuột ở liều ổn định là 30 g cho một kg thể trọng. Khi so sánh với insulin, đậu bắp không gây hạ đột ngột đường huyết như insulin, ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Trong Đông y, thầy thuốc sử dụng toàn cây và quả đậu bắp để làm thuốc. Quả, lá, hạt đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy và lợi tiểu. Quả xanh dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, tiểu nóng, tiểu khó vì lậu. Chất nhầy của quả và hạt dùng để đắp trị bệnh lậu.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ cây đậu bắp như sau:
- 500 g quả đậu bắp tươi hoặc 100 g cây khô thái nhỏ nấu với 2 lít nước sắc còn một lít. Uống trong ngày.
- Dùng 2 quả đậu bắp, cắt bỏ một ít khúc đầu và khúc đuôi rồi cắt đôi theo chiều dọc, ngâm vào một ly nước uống nguội, đậy kín, để qua đêm. Hôm sau trước khi ăn sáng, vớt bỏ 2 quả đậu bắp, uống hết ly nước ngâm. Thời gian điều trị kéo dài 2 tuần lễ.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.