Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thông tin cần biết về phẫu thuật cắt chi

Phẫu thuật cắt chi là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ chi hoặc đầu chi như cánh tay, cẳng chân, bàn tay, ngón chân hoặc ngón tay. Khoảng 1.8 triệu người Mỹ đang sống chung với tình trạng cụt chi. Phẫu thuật cắt cụt chân, trên gối hoặc dưới gối là loại phẫu thuật cắt chi phổ biến nhất.

Nguyên nhân phải phẫu thuật chi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phải cắt bỏ chỉ. Nguyên nhân phổ biến nhất là tuần hoàn kém do các động mạch bị tổn thương hoặc bị thu hẹp, gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Khi không đủ máu lưu thông, các tế bào cơ thể sẽ không thể có đủ oxy và chất dinh dưỡng từ máu. Hậu quả là, các tế bào đó sẽ bắt đầu chết và có thể sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.

Các nguyên nhân khác dẫn đến việc phải cắt bỏ chi bao gồm:

  • Những chấn thương nặng (ví dụ như tai nạn ô tô hoặc bỏng nặng
  • Các tế bào ung thư ở cơ, hoặc xương của chi
  • Những tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng mà không đáp ứng với kháng sinh hoặc các biện pháp điều trị khác
  • U dây thần kinh (do các mô thần kinh dày lên
  • Bỏng lạnh

Quá trình phẫu thuật cắt chi

Với một lần phẫu thuật cắt chi, tùy theo quá trình phẫu thuật và các biến chứng, bạn có thể sẽ phải nằm viện tư 5 đén 14 ngày. Quá trình diễn ra rất khác nhau với từng người, phụ thuộc vào chi hoặc đầu chi bị cắt bỏ và phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh.

Phẫu thuật cắt chi thường sẽ được tiến hành sau khi bệnh nhân được gây mê (nghĩa là bệnh nhân sẽ ngủ trong quá trình phẫu thuật) hoặc gây tê cột sống (nghĩa là làm tê liệt phần cơ thể từ hông trở xuống).

Trong quá trình phẫu thuật, bac sỹ sẽ loại bỏ tất cả các mô đã bị hoại tử và để lại càng nhiều mô khỏe mạnh càng tốt.

Bác sỹ có thể dùng rất nhiều cách để xác định vị trí cần cắt và cần loại bỏ bao nhiêu mô. Việc xác định này bao gồm:

  • Kiểm tra mạch gần với vị trí định cắt bỏ
  • So sánh nhiệt độ da của vùng chi bị tổn thương với nhiệt độ da của vùng chi khỏe mạnh
  • Kiểm tra các vùng da bị đỏ
  • Kiểm tra xem vùng da gần vị trí định cắt có nhạy cảm khi chạm vào không.

Trong suốt quá trình này, bác sỹ cũng sẽ:

  • Loại bỏ các mô bị bệnh hoặc các xương đã bị gãy
  • Làm dịu các vùng xương không bằng phẳng
  • Cắt đứt hoặc chặn các mạch máu và dây thần kinh
  • Cắt và định hình các cơ bắp để các gốc chi hoặc phần cuối của chi có thể lắp được chi giả.

Bác sỹ có thể đóng vết thương lại ngay bằng việc khâu nắp da hoặc bác sỹ cũng có thể để vết thương hở trong vài ngày, phòng trường hợp sẽ phải loại bỏ thêm vài mô nữa cũng đã bị tổn thương.

Sau đó, các bác sỹ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng lên vết thương. Bác sỹ cũng có thể sẽ cố định vùng chi vừa bị cắt bằng thiết bị định hình hoặc dùng thanh nẹp.

Hồi phục sau phẫu thuật cắt chi

Hồi phục sau phẫu thuật cắt chi phụ thuộc vào loại phẫu thuật và loại gây mê.

Trong bệnh viện, các nhân viên y tế sẽ chịu trách nhiêm thay băng vết thương và hướng dẫn bệnh nhân cách thay băng. Bác sỹ sẽ kiểm soát quá trình lành của vết thương và các vấn đề cản trở sự hồi phục, ví dụ như bệnh tiểu đường. Bác sỹ cũng sẽ kê đơn thuốc để làm giảm đau và ngăn chặn nhiễm trùng.

Nếu bệnh nhân bị cảm giác đau ảo giác (đau ở phần chi đã bị cắt cụt) hoặc cảm thấy tiếc chi vừa bị cắt bỏ, bác sỹ có thể sẽ kê thuốc hoặc tư vấn thêm, nếu cần.

Trị liệu thể chất, bắt đầu bằng những bài tập kéo dãn cơ nhẹ nhàng sẽ được tiến hành sớm, ngay sau phẫu thuật. Luyện tập với chi giả cũng có thể sẽ được bắt đầu sau phẫu thuật từ 10-14 ngày.

Lý tưởng nhất là vết thương sẽ hoàn toàn hồi phục trong khoảng 4 đến 8 tuần. Nhưng quá trình điều chỉnh thể chất và cảm xúc do bị mất chi sẽ kéo dài hơn.
Hồi phục lâu dài và phục hồi chức năng bao gồm:
  • Luyện tập để cải thiện sức mạnh và kiểm soát cơ
  • Các hoạt động để duy trì các hoạt động thường ngày và củng cố khả năng tự lập
  • Sử dụng chi giả hoặc các thiết bị hỗ trợ
  • Hỗ trợ về mặt tâm lý, cảm xúc, bao gồm tư vấn để vượt qua nỗi buồn do bị cắt chi và điều chỉnh để có một hình ảnh mới.
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm