Trên thực tế, các bệnh mắt nguy hiểm, tỉ lệ mù lòa cao như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm ở giai đoạn sớm đều không có triệu chứng đau nhức, hoặc làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Vì thế, chủ động phòng ngừa ngay từ khi mắt mới xuất hiện các triệu chứng như nhức mỏi, nhìn mờ đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc mắt, bảo vệ thị lực.
Kết quả điều tra quốc gia do Bộ Y tế tiến hành được công bố ngày 3-11 cho thấy, chỉ riêng tại 14 tỉnh thành có 330.000 người mù, gần 11,5% người trên 50 tuổi thị lực kém (khoảng 2 triệu người). Tính đến năm 2015, tỷ lệ mù lòa chung của cả nước ước tính gần 2% dân số. Đáng chú ý, số người trên 50 tuổi có thị lực kém cả 2 mắt và mù lòa do đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm đang ngày càng tăng cao.
Những tác nhân/yếu tố gây lão hóa mắt
Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương, khiến mắt yếu đi, xuất hiện các triệu chứng khô, nhức, mỏi, thậm chí thấy chấm đen, lóa sáng, nhìn màu không chuẩn...
Theo các thống kê gần đây, ngoài các nguyên nhân liên quan đến chấn thương, nhiễm khuẩn, tuổi tác, thì ô nhiễm môi trường và ánh sáng xanh nguy hại hiện cũng được coi những “thủ phạm” chính gây bệnh cho mắt, khiến bệnh mắt gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
Triệu chứng chung báo hiệu nguy cơ bệnh mắt
Nhìn mờ, khô, nhức, mỏi mắt là triệu chứng chung “báo hiệu” mắt đang phải làm việc quá nhiều. Khi mới xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân cần chủ động để mắt nghỉ ngơi, tránh làm việc với máy tính quá nhiều và nên đến khám bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và can thiệp, điều trị sớm.
Không ít các trường hợp bệnh mắt tiến triển nặng, dẫn đến mù lòa là do chưa nhận thức đúng và không có biện pháp kịp thời trong phòng tránh, điều trị từ sớm. Bên cạnh các triệu chứng chung như nhìn mờ, nhức, khô, mỏi mắt, có một số triệu chứng riêng biệt khác, được xem là đặc thù cho từng bệnh mắt. Khi xuất hiện các triệu chứng này, báo hiệu mắt đã và đang đứng trước nguy cơ, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
Thấy chấm đen, lóa sáng – Nguy cơ đục thủy tinh thể
Đục thủ tinh thể (hay còn gọi là cườm khô, cườm đá) là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài làm liên kết –SH và HS- trong cấu trúc của thủy tinh thể bị biến tính (mất điện tử Hidro và bị biến thành liên kết disulphua –SS) gây biến đổi tỉ lệ và cấu trúc các phân tử protein. Khi liên kết -SS bắt đầu kết dính với nhau, khiến thủy tinh thể không còn mềm dẻo và giảm khả năng điều tiết linh hoạt, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận ánh sáng từ ngoài vào, mà còn tạo thành những đám mờ, làm mất sự trong suốt của thủy tinh thể, cản trở ánh sáng hội tụ lên võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.
Đục thủy tinh ở giai đoạn sớm ít có triệu chứng, người bệnh có thể nhìn mờ, thấy mắt hay bị khô, mỏi, bệnh chỉ được phát hiện khi khám chuyên khoa mắt. Khi đã bước vào giai đoạn muộn, bên cạnh dấu hiệu nhìn xa kém do thị lực giảm, người bệnh bắt đầu nhìn màu không chuẩn, đặc biệt là thấy những chấm đen trước mắt và lóa mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh.
Thoái hóa hoàng điểm (hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng) là một bệnh thoái hóa của võng mạc tại vùng hoàng điểm. Bệnh có đặc trưng là sự tổn thương các tế bào thị giác và lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) làm giảm thị lực.
Trong cuộc sống hiện đại, ánh sáng xanh nguy hại (phát ra từ các thiết bị màn hình điện tử và ngồn ánh sáng nhân tạo khác như đèn Led, đèn huỳnh quang...Ngay cả trong ánh sáng mặt trời cũng có 25-30% là ánh sáng xanh) chính là tác nhân chủ yếu gây tổn thương tế bào thị giác và tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE.
Ánh sáng xanh nguy hại khi tác động vào đáy mắt (võng mạc) sẽ gây tổn thương và làm chết các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc-RPE. Tại võng mạc, có khoảng 5 triệu RPE. Thông thường, một RPE có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho 45 tế bào thị giác. Vì thế, nếu một RPE bị chết đi, sẽ làm chết 45 tế bào thị giác. RPE và tế bào thị giác bị tổn thương và suy yếu sẽ dẫn đến thoái hóa hoàng điểm.
Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa hoàng điểm là nhìn hình biến dạng, méo mó. Bên cạnh đó còn xuất hiện các dấu hiệu khác như: nhìn mờ vùng trung tâm, nhìn có ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt, bị rối loạn thị lực màu: nhìn mọi vật mờ và nhạt màu hay nhìn song thị (nhìn thành hai hình).
Hội chứng thị giác màn hình là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng của mắt như nhìn mờ, căng mắt, khô mắt và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, khó tập trung.
Nguyên nhân chủ yếu là do mắt bị tác động bởi ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi,… hoặc ánh sáng xanh nguy hại từ đèn LED, đèn huỳnh quang. Ánh sáng xanh nguy hại tác động gây tổn thương các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc-RPE, làm chết tế bào thị giác, gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.
Nguyên nhân chảy nước mắt sống chủ yếu do tắc lệ đạo gây ra. Khi lệ đạo bị nhiễm khuẩn sẽ gây viêm tắc và đau nhức.
Viêm tắc lệ đạo nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng gồm: tắc lệ đạo, nhất là tắc ở ống lệ mũi, gây ra viêm túi lệ mạn tính với biểu hiện là thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ; phù nề nhẹ vùng góc trong mắt; ấn vào vùng này có thể thấy nhầy mủ đùn ra ở khóe mắt.
Để phục hồi chức năng dẫn nước mắt của tuyến lệ, cần phải phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt xuống mũi cho bệnh nhân. Đây là một phẫu thuật có thể điều trị dứt điểm triệu chứng chảy nước mắt, khỏi viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ.
Nên chủ động chăm sóc bộ phận nào của mắt để ngăn ngừa bệnh từ gốc
Dưới tác động của môi trường ô nhiễm (tia UV, khói bụi, hóa chất...) cùng ánh sáng xanh nguy hại, thủy tinh thể và võng mạc là hai bộ phận chịu tổn hại nặng nề nhất.
Do đó, nên chủ động chăm sóc thủy tinh thể và võng mạc từ sớm để bảo vệ thị lực bằng cách bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng gia tăng tổng hợp Thioredoxin nhằm cân bằng cấu trúc và tỉ lệ thành phần protein trong thủy tinh thể, cũng như nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, tế bào thị giác.
Thioredoxin là một phân tử protein có trọng lượng phân tử nhỏ, giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều phản ứng sinh hóa, giúp duy trì cấu trúc và bảo vệ chức năng cho mắt.
Với thủy tinh thể, Thioredoxin sẽ giúp duy trì liên kết -SH của thủy tinh thể cũng như giảm thiểu sự hình thành liên kết biến tính -SS, nhằm giữ độ trong suốt và co giãn của thủy tinh thể khi tiếp nhận hình ảnh và ánh sáng bên ngoài đưa vào, giúp hình ảnh và ánh sáng hội tụ trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ dù vật ở gần hay xa.
Để gia tăng tổng hợp Thioredoxin, nghiên cứu của trường đại học Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ - Johns Hopskin chứng minh, bổ sung tinh chất thiên nhiên từ Broccophane là phương pháp an toàn giúp gia tăng Thioredoxin một cách hiệu quả, hạn chế nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và ngăn ngừa mù lòa.
Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho mắt
Bên cạnh bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt, bạn cần chú ý xây dựng các thói quen sinh hoạt tốt cho mắt như không dụi mắt, đeo kính khi ra ngoài, giảm thời gian xem Ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại. Đồng thời, khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể và các bệnh mắt khác.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).
Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?