Mắt người cũng là một phần của não, hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.
Cấu tạo bên ngoài
Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận: lông mày, lông mi, mí mắt, tròng trắng, tròng đen...
Mắt là một cơ quan có cấu trúc bên trong hết sức tinh vi, trong đó Thủy tinh thể và Võng mạc là hai bộ phận cơ bản và có vai trò quan trọng nhất để đảm bảo được chức năng nhìn - thị lực - của mắt.
Vị trí - chức năng của thủy tinh thể
Thủy tinh thể (lens) làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen) bên trong nhãn cầu.
Thủy tinh thể là thành phần quang học mắt quan trọng nhất, cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét.
Do vậy, Thủy tinh thể phải luôn trong suốt để giúp mắt điều tiết tốt. Đồng thời điều chỉnh linh hoạt được độ dày, mỏng khi mắt nhìn gần hoặc nhìn xa.
Võng mạc
Vị trí - chức năng của võng mạc
Võng mạc (retina): là một màng bên trong của đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại.
Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể và được hội tụ trên võng mạc.
Võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não (thông qua dây thần kinh thị giác).
Cấu thành phần quan trọng của võng mạc
Hoàng điểm
Hoàng điểm (còn gọi là điểm vàng) là phần quan trọng của võng mạc, nơi tập trung nhiều tế bào thị giác. Hố trung tâm hoàng điểm có ít tế bào thần kinh, nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất, giúp nhận diện nội dung và độ sắc nét của hình ảnh. Đặc biệt, hố trung tâm không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng mà phải thông qua sự hấp thu dưỡng chất từ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc
Hoàng điểm bị thoái hóa theo tuổi tác sẽ khiến thị lực cũng giảm theo
Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc là thành phần rất quan trọng của võng mạc:
Vị trí:
Là nơi tiếp nối và nhận tín hiệu trực tiếp từ 2 loại tế bào thị giác là tế bào nón (hoạt động trong điều kiện đủ ánh sáng) và tế bào que (hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu)
Chức năng:
- Bảo vệ: Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có vai trò hấp thụ các tia cực tím và các chất chuyển hoá gây hại, giúp bảo vệ tế bào thị giác
- Nuôi dưỡng: Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có nhiệm vụ gắn chặt và nuôi dưỡng các tế bào thị giác, là yếu tố dinh dưỡng thần kinh quan trọng, đặc biệt là vùng hố trung tâm hoàng điểm.
Do đó, nếu các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác bị bong ra và nhanh chóng bị teo đi, chức năng cảm nhận ánh sáng và thị lực giảm dần, nặng hơn có thể gây mù lòa.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh