Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu vitamin B12 dễ gây mệt mỏi, thiếu máu

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây mệt mỏi và chóng mặt, nặng hơn là bị tổn hại thần kinh, dễ mắc các bệnh thiếu máu và mất trí, hoang tưởng.

Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người già cần khoảng 2,4 mcg vitamin B12 để duy trì hoạt động của tế bào thần kinh và hồng cầu. Cơ thể còn cần vitamin B12 để tạo tra ADN, vật liệu di truyền trong tế bào.

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây mệt mỏi và chóng mặt

Đối tượng dễ bị thiếu vitamin B12

Đối với người già, độ axit dạ dày thấp dẫn đến khả năng hấp thu vitamin B12 kém. Ngoài ra, đối tượng dễ bị  thiếu vitamin B12 là:

+ Ăn chay trường trong nhiều năm.

+ Người có bệnh ở dạ dày như viêm, teo niêm mạc dạ dày. Người đã cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày.

+ Uống vitamin C quá nhiều.

+ Người có bệnh ở ruột non như celiac, viêm ruột. Người đã cắt hoặc nối tắc ruột.

Triệu chứng điển hình

Thiếu B12 ảnh hưởng lên tế bào máu, biểu mô (ở niêm mạc đường tiêu hóa) làm suy thoái chất myelin, chất béo quan trọng của tế bào thần kinh, gây ta triệu chứng thần kinh như cảm giác tê rần, nhột như kiến bò dưới da, đi đứng xiêu vẹo, giảm trí nhớ, hoang tưởng. Ngoài ra, còm gây lở, đau lưỡi, táo bón, hạ huyết áp.

Thiếu máu do thiếu B12 khiến người bệnh xanh xao, dễ mệt, ăn mất ngon, hồi hộp, đánh trống ngực liên tục, đau đầu, khó thở, hay ngất xỉu.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 do vi khuẩn tổng hợp từ thiên nhiên, đi vào chu trình thức ăn của động vật ăn cỏ. Rau, trái nếu không có vi khuẩn bám vào thì không có B12 vì động vật và thực vật không tự tổng hợp được.

Thịt bò có chứa nhiều vitamin B12

Những thực phẩm rất giàu B12 (3-10 mcg/100g) là nội tạng (gan, thận, tim) cừu, bò và sò, ốc.

Thực phẩm có nhiều B12 (3-10 mcg/100g) là sữa bột không béo, hải sản (cua, cá hồi, cá mòi), lòng đỏ trứng.

Thực phẩm có vitamin B12 lượng vừa là sữa lỏng, kem, bơ.

Những quan niệm sai lầm

+ Lạm dụng vitamin B12

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt thường chích thuốc B12 vì cho rằng đó là thuốc bổ máu. Tuy nhiên, ở người bình thường, tổng số vitamin B12 dự trữ khoảng 1-10mg mà nhu cầu tối thiểu hàng ngày chỉ cần 0,1mcg. Khi không được cung cấp trong thời gian dài, khoảng 5 năm trở lên, lượng B12 cạn kiệt, tình trạng thiếu hụt mới xảy ra. Vì vậy, nếu không phải do những nguyên nhân trên, hầu hết các trường hợp khác đều không thiếu B12, nếu tiêm thuốc cũng không có tác dụng gì.

+ Lạm dụng vitamin C

Nhu cầu vitamin C chỉ khoảng 70mg/ngày. Dùng dư thừa vitamin C không được chứng minh là có lợi. Một trong những bất lợi khi dùng vitamin liều cao kéo dài là làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12 do làm giảm hấp thu. Vì vậy, việc dùng thuốc, dù là thuốc bổ, tốt nhất là nên theo ý kiến của bác sĩ.

BS. CK1 Nguyễn Thị Ngọc Hương - Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm