Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có thể hồi phục hệ vi khuẩn đóng vai trò trong hình thành hệ miễn dịch sớm ở trẻ sinh mổ?

Bằng cách cho những trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ tiếp xúc với dịch tiết âm đạo của người mẹ khi sinh, các nhà khoa học đã phần nào hồi phục được hệ vi sinh vẫn tồn tại ở trẻ sơ sinh được sinh ra qua đường âm đạo thông thường.

Đây là một nghiên cứu thử nghiệm được dẫn đầu bởi các nhà khoa học Thuộc trung tâm y tế NYU Langone và đã được xuất bản online trên tạp chí Nature Medicine.

Nghiên cứu này tập trung xung quanh các microbiome là các vi sinh vật có lợi sống ở trên da và bên trong miệng và đường ruột của con người. Những vi sinh vật này đã phát triển từ hàng triệu năm nay và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và miễn dịch trong cơ thể.

So với những trẻ sinh qua đường âm đạo thông thường, trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ sẽ bị hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật này, trong khi chúng đóng vai trò quyết định trong việc hình thành hệ miễn dịch tự nhiên để chống lại các vi khuẩn gây bệnh khác.

Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh hệ vi sinh ở trẻ sơ sinh được sinh thường qua đường âm đạo khá giống với những vi khuẩn trong âm đạo của người mẹ, trong khi hệ vi sinh ở những trẻ sinh mổ lại giống những vi khuẩn trên da của mẹ.

Những nguyên nhân như việc sinh bằng phương pháp mổ đẻ, sử dụng kháng sinh trong thai kỳ và tình trạng phụ thuộc vào sữa công thức đã làm phá vỡ quá trình phát triển tự nhiên của hệ vi sinh có lợi trong cơ thể, dẫn đến làm gia tăng gấp đôi tỷ lệ mắc các bệnh hen phế quản, các bệnh miễn dịch và béo phì.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Maria Dominguez: “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng chúng ta có khả năng phục hồi một phần hệ vi sinh tự nhiên trong cơ thể của những trẻ sinh mổ. Những băn khoăn về việc liệu hệ vi sinh tự nhiên của một đứa trẻ liệu có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh về sau của nó hay không ngày càng trở nên cấp bách và cần lời giải đáp.

Hệ vi sinh được phục hồi khá gần với hệ vi sinh của những đứa trẻ được sinh một cách tự nhiên

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học nhận thấy rằng trẻ sơ sinh được sinh mổ và được tiếp xúc với dịch âm đạo của người mẹ sẽ có hệ vi sinh giống với những trẻ sinh thường qua âm đạo trong vòng 30 ngày đầu đời hơn so với trẻ sinh mổ nhưng không được tiếp xúc.

Điều thú vị là kết quả xét nghiệm từ mẫu vi sinh vật lấy từ những đứa trẻ sinh mổ được tiếp xúc với dịch âm đạo và trẻ sinh thường cho thấy một sự gia tăng của những vi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus và Bacteroides, là những chủng vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ để nhận diện và tránh tấn công lại các vi khuẩn có lợi.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên quy mô lớn hơn cần được thực hiện để rút ra kết luận về liệu mức độ hồi phục của các vi sinh vật trên có thể đạt được bao nhiêu.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu từ 18 trẻ sơ sinh và mẹ của chúng, bao gồm 7 trẻ sinh thường và 11 trẻ được sinh mổ (trong đó có 4 trẻ được tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ sau sinh). Do số lượng trẻ trong nghiên cứu này là rất nhỏ nên nhóm đã thu thập thêm 1.500 mẫu từ những trẻ sơ sinh và mẹ, sau đó sử dụng kỹ thuật di truyền để phân tích hơn 6.5 triệu mẩu DNA của vi khuẩn.

Trong mỗi tế bào vi khuẩn, bản thiết kế cho vi sinh vật đó được mã hóa trong các trình tự DNA, và bao gồm các nucleotide. Những chữ cái tạo thành những ký hiệu mã hóa có chứa cấu trúc di truyền, những nghiên cứu trước kia đã so sánh những trình tự DNA quan trọng với những loại vi khuẩn đã biết trước. Kết hợp trình tự di truyền của mẫu nghiên cứu với những dữ liệu sẵn có, nhóm nghiên cứu có thể áp dụng những test kiểm tra thống kê kể theo dõi một cách chính xác nguồn gốc của những vi sinh vật sống trong cơ thể của mỗi trẻ.

Những nghiên cứu trên quy mô lớn hơn về tác dụng của sự phục hồi hệ vi sinh đường ruột đối với sức khỏe con người sẽ giúp trả lời cho câu hỏi liệu nó có ảnh hưởng gì đến nguy cơ mắc những căn bệnh về sau. 

Bình luận
Tin mới
Xem thêm