Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đại dịch do Zika virus: khuyến cáo của CDC cho phụ nữ mang thai

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một số khuyến cáo đối với phụ nữ và phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do virus Zika gây Hội chứng đầu nhỏ đang gia tăng trên thế giới.

Những điều đã biết

Phụ nữ mang thai có thể bị nhiễm virus Zika.

  • Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus Zika sang phụ nữ mang thai là qua các vết muỗi cắn.
  • Virus Zika có thể lây nhiễm từ nam giới sang cho phụ nữ qua quan hệ tình dục.

Phụ nữ mang thai có thể truyền virus Zika sang cho thai nhi.

  • Virus Zika có thể truyền từ một phụ nữ mang thai sang cho đứa con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh nở.

Những điều chưa biết

Nếu một phụ nữ mang thai bị phơi nhiễm virus Zika

  • Chúng ta chưa biết chính xác người mẹ có khả năng nhiễm Zika hay không.

Nếu một phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika

  • Chúng ta không biết cơ chế mà virus ảnh hưởng đến người mẹ và quá trình mang thai.
  • Chúng ta không biết khả năng virus truyền từ mẹ sang con là bao nhiêu.
  • Chúng ta không biết liệu khi thai nhi bị nhiễm virus có phát triển dị tật bẩm sinh hay không.
  • Chúng ta không biết trong quá trình mang thai, tình trạng nhiễm virus có gây hại gì cho thai nhi hay không.
  • Chúng ta không biết liệu con của những người phụ nữ bị nhiễm virus có mang dị tật hay không.
  • Chúng ta không biết liệu việc lây truyền virus Zika qua đường tình dục có tiềm ẩn những nguy cơ gây dị tật thai nhi nguy hiểm hơn so với nhiễm virus qua đường muỗi đốt hay không.

Virus Zika và bệnh đầu nhỏ

Kể từ tháng 5/2015, Brazil là quốc gia đã bùng phát đại dịch do virus Zika. Trong những tháng gần đây, chính quyền Brazil đã đưa ra báo cáo về sự gia tăng với số lượng lớn của những đứa trẻ sinh ra với dị tật đầu nhỏ.

Các nhà khoa học đang tiến hành những nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa virus Zika trong thai kỳ và chứng đầu nhỏ ở trẻ em. Mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus Zika có liên quan đến dị tật đầu nhỏ, nhưng chúng ta vẫn chưa biết chính xác liệu những đứa trẻ mắc bệnh đầu nhỏ có phải là do hậu quả của việc người mẹ bị nhiễm virus Zika trong khi mang thai hay không.

Các nguyên nhân khác có khả năng gây bệnh đầu nhỏ

Bệnh đầu nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Trẻ bị đột biến về gien
  • Người mẹ bị mắc một nhiễm trùng nào đó trong thai kỳ
  • Người mẹ tiếp xúc quá gần hoặc trực tiếp với những hóa chất độc thai khi mang thai

Một số phương tiện truyền thông gần đây mới đưa tin rằng việc sử dụng một loại thuốc diệt côn trùng có tên pyriproxyfen có thể có liên quan đến chứng đầu nhỏ. Pyriproxyfen đã được chấp thuận sử dụng để kiểm soát các loại muỗi truyền bệnh bởi tổ chức y tế thế giới WHO. Pyriproxyfen là một loại thuốc diệt côn trùng đã được đăng ký tại Brazil và một số quốc gia khác, nó đã được sử dụng hàng thập kỷ nay và không hề có những bằng chứng cho thấy nó liên quan đến dị tật đầu nhỏ. Ngoài ra, việc phơi nhiễm với pyridoxyfen không thể giải thích cho những các quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy sự hiện diện của virus Zika trong não của những đứa trẻ sinh ra bị dị tật đầu nhỏ.

Virus Zika và một số bệnh bẩm sinh khác

Ngoài dị tật đầu nhỏ, người ta cũng phát hiện thêm một số dị tật khác ở thai nhi và trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika trước khi sinh, như là thiếu hoặc cấu trúc não phát triển không hoàn thiện, dị tật ở mắt, khuyết tật thính giác và chậm phát triển. Mặc dù virus Zika có liên quan đến những dị tật này ở trẻ sơ sinh nhưng vẫn cần thêm rất nhiều nghiên cứu khác. Các nhà khoa học đang thu thập các số liệu để hiểu rõ hơn về tác động của virus Zika đối với sức khỏe của các bà mẹ và con của họ.

Các lần mang thai về sau

Dựa trên những bằng chứng hiện nay, CDC cho rằng một phụ nữ chưa mang thai bị nhiễm virus Zika sẽ không có những nguy cơ dị tật gì cho thai nhi trong những lần mang thai về sau nếu như virus đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi máu. Với những hiểu biết về các bệnh nhiễm trùng tương tự, khi một người đã từng bị nhiễm virus Zika, người đó sẽ có khả năng được bảo vệ khỏi những nhiễm trùng do virus Zika gây ra về sau.

Những khuyến cáo dành cho những phụ nữ mang thai không sống trong những vùng có dịch Zika

  1. Không đi du lịch tới các vùng có dịch Zika
  • Phụ nữ mang thai không nên đi du lịch tới các khu vực mà virus Zika đang lây lan.
  • Nếu bạn buộc phải tới các khu vực đó, hãy thông báo cho bác sỹ biết trước và tuân thủ chặt chẽ những biện pháp để phòng muỗi đốt trong suốt cuộc hành trình.
  1. Các bước để phòng muỗi đốt
  • Mặc quần dài và áo dài tay.
  • Ở trong những khu vực có điều hòa hoặc những nơi cửa sổ và cửa ra vào có kính để tránh muỗi.
  • Sử dụng những thuốc bôi ngoài để tránh côn trùng đã được đăng ký với cơ quan bảo vệ môi trường. Khi sử dụng trực tiếp, những loại thuốc này đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả ngay cả với phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Loại bỏ hoặc tránh xa các khu vực là nơi sinh sản của muỗi như các dụng cụ chứa nước.
  1. Phòng nhiễm virus Zika qua đường tình dục
  • Phụ nữ mang thai có bạn tình đã từng sống hoặc đi du lịch tới các khu vực có dịch virus Zika nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, qua các đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng hoặc tốt nhất là không quan hệ khi đang mang thai.
  • Nếu phụ nữ có thai có thắc mắc về việc bạn tình có thể bị nhiễm virus Zika, hãy trao đổi với bác sỹ và cung cấp cho bác sỹ các thông tin về lịch trình trước đây của bạn tình, bao gồm khoảng thời gian lưu lại, có áp dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt hay không và liệu hai người có từng quan hệ mà không sử dụng bao cao su khi người nam giới trở về từ vùng dịch hay không.
  • Những phụ nữ đang có ý định mang thai và người bạn tình nên trao đổi với bác sỹ trước khi đi tới những vùng có dịch Zika. Do khả năng lây nhiễm virus qua đường tình dục nên cả người nam và người nữ nên tuân thủ chặt chẽ những quy tắc phòng tránh muỗi đốt trong chuyến đi.
  1. Đi khám bác sỹ
  • Phụ nữ mang thai đã từng đi du lịch tới khu vực có dịch Zika nên trao đổi với bác sỹ về chuyến đi ngay cả khi họ không cảm thấy bị ốm.
  • Đặc biệt lưu ý là phụ nữ mang thai nên đi khám bác sỹ ngay trong trường hợp họ bị sốt, phát ban trên da, đau khớp, mắt đỏ trong suốt chuyến du lịch hoặc trong vòng 2 tuần sau khi đi du lịch với vùng đã được báo cáo có sự xuất hiện của virus Zika. Họ cũng cần cung cấp cho bác sỹ thông tin về địa điểm du lịch.
  • CDC hiện có những hướng dẫn để giúp các bác sỹ quyết định xem các xét nghiệm nào là cần thiết cho phụ nữ mang thai đã bị phơi nhiễm với virus Zika.

Những khuyến cáo dành cho những phụ nữ mang thai sống trong những khu vực có dịch Zika

  1. Đi khám bác sỹ
  • Bạn là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus Zika trong thai kỳ. Do đó, các bác sỹ thường chỉ đinh việc xét nghiệm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ và lần xét nghiệm thứ 2 trong 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm virus Zika (sốt, phát ban, đau khớp, mắt đỏ) tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bạn nên xét nghiệm virus Zika. Bác sỹ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm một số bệnh có triệu chứng tương tự khác như sốt xuất huyết Dengue hoặc sốt chikungunya.
  • CDC hiện đang có những hướng dẫn để giúp các bác sỹ quyết định xét nghiệm nào là cần thiết cho những phụ nữ mang thai đã bị phơi nhiễm với virus Zika.
  1. Hiện chưa có vaccin đặc hiệu đối với virus Zika. Biện pháp tốt nhất để phòng nhiễm virus Zika là phòng muỗi đốt.
  • Mặc quần dài và áo dài tay.
  • Ở trong những khu vực có điều hòa hoặc những nơi cửa sổ và cửa ra vào có kính để tránh muỗi.
  • Sử dụng những thuốc bôi ngoài để tránh côn trùng đã được đăng ký với cơ quan bảo vệ môi trường. Khi sử dụng trực tiếp, những loại thuốc này đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả ngay cả với phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Loại bỏ hoặc tránh xa các khu vực là nơi sinh sản của muỗi như các dụng cụ chứa nước.
  1. Các bước phòng nhiễm virus Zika qua đường tình dục
  • Phụ nữ mang thai có bạn tình đã từng sống hoặc đi du lịch tới các khu vực có dịch virus Zika nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, qua các đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng hoặc tốt nhất là không quan hệ khi đang mang thai.
  • Nếu phụ nữ có thai có thắc mắc về việc bạn tình có thể bị nhiễm virus Zika, hãy trao đổi với bác sỹ.

Nếu bạn hiện không mang thai nhưng sống ở khu vực có dịch Zika, hãy làm theo các bước dưới đây:

  1. Hãy trao đổi với bác sỹ
  • Những phụ nữ dự định mang thai nên trình bày với bác sỹ về ý định sinh con của mình, và nguy cơ bị nhiễm virus Zika trong thai kỳ cũng như khả năng bạn tình bị nhiễm virus Zika.
  • Những phụ nữ không có dự định mang thai nên trao đổi với bác sỹ về các biện pháp phòng mang thai ngoài ý muốn, bao gồm việc sử dụng các biện pháp tránh thai mỗi lần quan hệ. Phụ nữ mang thai nên cân nhắc về các tiêu chí an toàn, hiệu quả, sẵn có, và dễ sử dụng khi lựa chọn biện pháp tránh thai.
  1. Các bước phòng tránh muỗi đốt: như trên.
  2. Cách chăm sóc bản thân khi bị nhiễm virus

Do hiện tại chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với virus Zika nên khi bị nhiễm virus Zika bạn nên:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước để phòng mất nước
  • Có thể sử dụng các thuốc giảm đau và hạ sốt
  1. Các bước phòng nhiễm virus Zika qua đường tình dục
  • Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ (qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng). Không quan hệ tình dục là biện pháp tốt nhất để đảm bảo rằng bạn không bị nhiễm virus Zika qua đường tình dục.

Dành cho những cặp vợ chồng đang có ý định sinh con trong mùa dịch virus Zika

Nếu bạn đang có ý định sinh em bé trong mùa dịch virus Zika, bạn nên:

  1. Thông báo về dự định có con với bác sỹ.
  2. Tuân thủ các bước để phòng muỗi đốt.
  3. Tuân thủ các bước để phòng nhiễm virus Zika qua đường tình dục.

Hãy trao đổi với bác sỹ về dự định có con của bạn

Các cặp vợ chồng đang có ý định sinh con nên trao đổi với bác sỹ về các vấn đề sau:

  • Dự định có con của bạn
  • Nguy cơ có thể nhiễm virus Zika trong thai kỳ
  • Khả năng phơi nhiễm với virus Zika của bạn tình

Dưới đây là bảng hướng dẫn về các thời điểm có thể mang thai sau khi phơi nhiễm với virus Zika:

Những phụ nữ không có dự định mang thai nên trao đổi với bác sỹ về các biện pháp phòng mang thai ngoài ý muốn, bao gồm việc sử dụng các biện pháp tránh thai mỗi lần quan hệ. Phụ nữ mang thai nên cân nhắc về các tiêu chí an toàn, hiệu quả, sẵn có, và dễ sử dụng khi lựa chọn biện pháp tránh thai.

Mong muốn có con là một kế hoạch cá nhân và khá phức tạp tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng cặp vợ chồng. Do vậy, cả người phụ nữ và nam giới nên thảo luận về ý định mang thai với một bác sỹ mà bạn cảm thấy tin cậy. Một số cặp vợ chồng sống ở khu vực có dịch Zika nên cân nhắc về việc trì hoãn việc mang thai.

Bình luận
Tin mới
  • 04/06/2023

    7 điều cần làm mỗi đêm để có sức khỏe đường ruột tốt hơn

    Trong khi bạn ngủ, hệ thống tiêu hóa của bạn vẫn hoạt động mặc dù với tốc độ chậm hơn so với khi bạn thức và đây cũng là thời điểm mà ruột về cơ bản tự chữa lành những tổn thương. Để hệ tiêu hóa tiếp tục hoạt động tối ưu suốt cả ngày, hãy chuẩn bị tinh thần cho việc chữa lành hệ tiêu hóa bằng cách áp dụng những thói quen này.

  • 03/06/2023

    4 biện pháp chăm sóc sức khỏe trong mùa thi

    Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Đây là khoảng thời gian các sĩ tử cần chăm sóc sức khỏe và kiểm soát căng thẳng một cách lành mạnh.

  • 03/06/2023

    Bị hở van tim sống được bao lâu?

    Hở van tim có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị để kéo dài sự sống cho người bệnh bằng cách sửa chữa hoặc thay thế van tim. Để tim của bạn hoạt động bình thường, bốn van tim cần đóng mở đúng cách và đóng chặt để đảm bảo máu chảy đúng hướng qua các buồng tim của bạn.

  • 03/06/2023

    Mưa nắng thất thường, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ?

    Những ngày cuối tháng 5 thời tiết nhiều nơi trên cả nước thay đổi thất thường, sáng nắng nóng, chiều tối lại mưa dông. Đây là thời điểm trẻ nhỏ dễ đổ bệnh nhất.

  • 03/06/2023

    Biện pháp tự nhiên giúp trẻ tuổi teen giảm hormone căng thẳng

    Nghiên cứu cho thấy, nồng độ hormone cortisol tăng cao có liên quan tới tình trạng trầm cảm ở tuổi teen. Học sinh nên làm gì để giảm căng thẳng và nồng độ cortisol một cách tự nhiên?

  • 03/06/2023

    Kiệt sức vì thói quen sử dụng công nghệ và cách lấy lại kiểm soát

    Bạn cảm thấy kiệt sức và mất tập trung? Rất có thể nguyên nhân do sử dụng công nghệ quá nhiều. Và đây là cách bạn chế ngự thói quen ấy.

  • 03/06/2023

    7 điều cần biết để sử dụng kem chống nắng đúng cách

    Kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da và là sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa tốt nhất, vì vậy sản phẩm này nên là một phần trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của tất cả mọi người.

  • 03/06/2023

    Cách nói chuyện với thanh thiếu niên về việc uống rượu

    Nếu bạn thấy con mình đang thúc đẩy hoặc đối mặt với áp lực xã hội là phải uống rượu, thì đã đến lúc xem xét cách tốt nhất để giải quyết tình huống.

Xem thêm