1.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
a. Thức ăn của trẻ:
- Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ( sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với sự phát triển của trẻ, sữa mẹ được tiết khoảng 600 – 1000 ml/ 24h )
- Sữa mẹ được chia làm 3 loại:
+ Sữa non là dòng sữa đầu tiên được tiết ra trong vài ngày đầu tiên loại sữa này rất giầu đạm, chứa đủ vitamin chất khoáng và các yếu tố miễn dịch.
+ Sữa chuyển tiếp : là sữa có từ ngày thứ 5 -> 14 sau khi sinh
+ Sữa vĩnh viễn: là sữa từ ngày 14 sau khi sinh.
b. Tính ưu việt của sữa mẹ:
- Thành phần của sữa mẹ là hoàn hảo nhât:
+ Dễ tiêu hoá , dễ hấp thu , có đầy đủ chất đạm, mỡ, đường, VTM
+ Protein: có đủ các acid amin cần thiết trong đó 80% là lactambumin 20% là casein.
+ Lipit : có đủ loại acid béo không no cần thiết trong đó limolenic và linone, ngoài ra trong sữa mẹ còn có lipaza giúp lipid hấp thu ngay trong dạ dày.
+ Gluxit : chủ yếu là đường betalactose tạo nên môi trường tốt cho vi khuẩn bitidus phát triển.
Ngoài ra trong sữa mẹ còn có acid lactic giúp hấp thu canxi, sắt và muối khoáng, có DHA giúp trí não phát triển
- Trong sữa mẹ có các yếu tố miễn dịch
+ Lactopherin có tác dụng cản trở sự phát triển của vi khuẩn
+ IgA: Giúp miễn dịch đường tiêu hoá của trẻ
+ Interpheron ức chế sự phát triển của virus
- Tăng tình cảm mẹ con
- Có khả năng miễn dịch, chống dị ứng và nhiễm khuẩn
- Giúp mẹ chống bệnh tật và kế hoạch hóa gia đình
- Tiện lợi và rẻ tiền
c. Phương pháp nuôi trẻ :
- Thời gian cho bú :
+ Bú mẹ càng sớm càng tốt, bú ngay sau sinh
+ Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không ăn bất cứ thức ăn nào khác
+ Bú theo nhu cầu của trẻ ít nhất 8 lần trong 24 giờ
+ Trẻ bú cả ngày và đêm
+ Trẻ được bú hết cả sữa đầu và sữa cuối
+ Cai sữa khi trẻ được 24 tháng
- Cách cho con bú :
+ Cách ngậm vú đúng : miệng trẻ mở rộng, ngậm hết cả quầng vú, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ tì vào vú mẹ
+ Tư thế bú đúng : đầu và thân trẻ lằm trên đường thẳng, trẻ dược bế áp sát vào lòng mẹ, đầu trẻ đối diện với vú mẹ, mẹ đỡ toàn thân trẻ
+ Các dấu hiệu đánh giá trẻ bú đủ : trẻ đi tiểu nhiều, tăng cân tốt, tự nhả vú, giấc ngủ dài, trẻ mút chậm sau và nhìn thấy trẻ nuốt
* Đối với trẻ được nuôi nhân tạo ( mẹ không có sữa hoặc mẹ bị bệnh…)
- Trẻ < 7 ngày :Nuỗi trẻ bằng các loại sữa phù hợp theo công thức:
X ml = n × 70/ 80
X; số lượng sữa/ 24h; n: số ngày tuổi; 70 với trẻ có P ≤ 3200g, 80 với trẻ có P ≥ 3200g
- Trẻ > 1 tuần tuổi:
Xml = 800 ± ( 50 × n )
n: số tuần tuổi
- Trẻ < 8 tuần tuổi:
Xml = 800 – 50 ( 8 – n )
n: số tuần tuổi
- Trẻ > 2 tháng:
Xml = 800 + 50 ( n – 2 )
n: số tháng
- Tính theo Calo:
+ Trẻ 1 – 3 tháng: 120 – 130 Kcalo/kg/24h
+ Trẻ 2 – 6 tháng: 110 – 120 Kcalo/kg/24h
+ Trẻ 6 – 12 tháng: 100 – 110 Kcalo/kg/24h
- Trẻ > 12 tháng: cần ăn ít nhất 1 lít thức ăn
- Giờ ăn: Trẻ SS: 8 bữa; < 3 tháng : 7 bữa; 3-5 tháng: 6 bữa; 5-6 tháng: 5 bữa
1.2. Trẻ trên 6 tháng tuổi đến 1 tuổi:
- Khi trẻ được 6 tháng cần ăn bổ xung
- Nếu trẻ ăn quá sớm sẽ nguy hiểm: do thức ăn dặm ít dinh dưỡng hơn sữa mẹ, trẻ bú ít đi -> giảm bài tiết sữa, trẻ nhận được ít các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ -> trẻ hay bị nhiễm khuẩn, chậm lớn, nguy cơ các bà mẹ dễ mang thai sớm hơn.
- Số bữa:
+ 6 tháng: bú mẹ + 1 bát bột loãng 5%. Trẻ ăn đặc dần và số lượng tăng dần 200ml/ bữa + hoa quả nghiền 20ml
+ 7-8 tháng: bú mẹ + 2 bữa bột đặc 10% mỗi bữa 200 ml + 40 ml nước hoa quả
+ 8- 12 tháng: bú mẹ + 3 bữa bột đặc, 200 ml/ bữa + nước hoa quả 60 ml
- Cách cho trẻ ăn:
+ Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung cần cho trẻ ăn từ từ tăng dần về số lượng và chất lượng
+ Ăn từ lỏng đến đặc và thức ăn được nấu chín nhừ or nghiền nát, ngoài bữa ăn bổ xung trẻ vẫn được bú mẹ
+ Thành phần thức ăn bổ xung phải đầy đủ theo ô vuông thức ăn
+ Khuyến khích trẻ ăn
+ Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến
+ Dụng cụ và thực phẩm dùng cho trẻ phải đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh
2. Dinh dưỡng trẻ > 1 tuổi:
a. Trẻ tiếp tục được bú mẹ và ăn bổ xung:
- Bú mẹ
- Với trẻ không đủ sữa or mẹ bị bệnh cần bổ xung thêm sữa công thức
- Trẻ tiếp tục được bú mẹ, bú theo nhu cầu, bú cả ngày lẫn đêm
- Cai sữa khi trẻ được 18- 24 tháng or lâu hơn có thể
- Trẻ được bú hết cả sữa đầu và sữa cuối
- Ăn bổ xung: là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác trong thời gian còn bú mẹ. Trong giai đoạn ăn bổ xung trẻ được làm quen dần với thức ăn của gia đình , ở cuối giai đoạn này thường khi trẻ được 2 tuổi sữa mẹ được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình
b. Thành phần thức ăn bổ xung phải đủ theo ô vuông thức ăn:
- Các thực phẩm giàu năng lượng, protein và vi chất: kẽm, Ca, VTM A…
- Sử dụng các chất có hàm lượng đạm cao, các loại thịt gia súc, gia cầm như: trứng, sữa, gà, bò…
- Các loại thực phẩm giàu sắt: gan, tạng có màu thẫm, thịt bò
- Thực phẩm giàu kẽm: lòng đỏ trứng, tôm cua, cá
- Thực phẩm giàu VTM A: gan, sữa mẹ, lòng đỏ trứng, các loại củ, quả có màu đỏ; rau có màu xanh thẫm
- Thực phẩm giàu VTM C: bưởi, cam, quýt, rau xanh..
- TP giàu Canxi: sữa, phomat, sữa chua, cá hộp..
- Trong bữa ăn có thêm chất béo: dầu ăn, mỡ..
- Thức ăn bổ xung phải đảm bảo sạch, an toàn, không có tác nhân gây bệnh, không có chất độc hại. khi ăn cá phải chú ý xương or thức ăn cứng có thể gây tổn thương cho trẻ
- Thức ăn cho trẻ không quá nóng, cay, mặn; có sẵn ở địa phương, dễ kiếm, giá cả phù hợp, trẻ thích ăn
- Ô vuông thức ăn
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi(12-24th):
+ Bú mẹ theo nhu cầu
+ Trẻ ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa khoảng 250 ml
+ Hoa quả nghiền 60 ml
+ Nếu mẹ không sữa, trẻ cần ăn thêm 2 bữa phụ/ ngày: thức ăn của bữa phụ có thể là sữa chua, sữa công thức, súp, bánh quy, bánh mỳ…
+ Cho trẻ ăn theo giờ để tạo phản xạ có điều kiện kích thích tiết dịch vị giúp trẻ có cảm giác đói, tạo sự thèm ăn
- Trẻ > 2 tuổi: ở tuổi này trẻ có thể ăn thức ăn cùng với gia đình 3 bữa chính là cơm or cháo và 1 – 2 bữa phụ xen kẽ bữa chính, thức ăn của bữa phụ có thể là sữa, nước hoa quả
d. Cách cho trẻ ăn:
- Vệ sinh sạch sẽ bàn tay và dụng cụ nấu cho trẻ
- Thức ăn được nấu chín, nhừ, nghiền nhỏ
- Khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần, đủ số bữa trong ngày
- Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến xong
- Khi cho trẻ ăn không cho xem tivi, nghe nhạc làm phân tán tư tưởng
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.