Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng chữa bệnh ít biết của các 'cây nhuộm màu thực phẩm'

Một số loại cây cỏ có chất màu được dùng nhuộm thực phẩm làm tăng vẻ hấp dẫn của món ăn. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng chữa bệnh.

Lá diễn

Cây lá diễn có nhiều ở vùng phía Bắc nước ta. Lá diễn cho chất màu để nhuộm thực phẩm như xôi nếp.

Trong y học cổ truyền, cây lá diễn được dùng chữa ho, ho nhiều đờm, ho ra máu, nôn ra máu, vết thương sưng tím bầm. Ngày dùng 30 - 60g cây tươi hoặc 15 - 30g cây khô, sắc nước uống. Dùng ngoài với liều thích hợp, vò nát đắp tại chỗ.

Lá dong

Lá dong được trồng ở khắp nơi, được dùng chủ yếu để gói bánh chưng. Bánh được gói lá dong, sau khi luộc có màu xanh lá cây nhạt và có một mùi thơm đặc biệt rất dễ chịu.

Trong y học cổ truyền, lá dong non được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn. Liều dùng: 100 - 200g lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp.

Gấc

Quả gấc khi chín có màu đỏ đẹp. Khi nấu xôi gấc, bổ quả gấc lấy hạt với cả màng màu đỏ trộn đều với gạo nếp. Khi đồ chín, xôi gấc có màu đỏ đẹp.

Ai cũng biết quả gấc dùng để nấu xôi nhưng ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó (Ảnh minh họa: Internet)

Bộ phận dùng làm thuốc là dầu gấc được ép từ màng hạt, hạt đã bóc bỏ áo hạt và rễ thu hái vào mùa đông. Dầu gấc có hàm lượng beta-caroten (tiền vitamin A) rất cao. Dầu gấc được dùng trong những trường hợp cơ thể cần vitamin A như là trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt mỏi. Dùng ngoài, bôi vào vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành.

Dầu gấc dùng kèm với một số thuốc kháng khuẩn đặc hiệu chữa bệnh trứng cá nang có nhân. Dầu gấc nhuận tràng dùng thích hợp cho người táo bón. Hạt gấc được dùng theo kinh nghiệm nhân dân chữa mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa, trĩ, lòi dom, chủ yếu dùng ngoài. Rễ gấc chữa tê thấp, sưng chân, phù với liều 4g mỗi ngày.

Điều nhuộm

Điều nhuộm được trồng ở một số nước châu Á và ở Việt Nam chủ yếu để lấy chất màu đỏ trong quả làm chất màu nhuộm thực phẩm, xôi, bánh kẹo. Hạt điều nhuộm chứa thành phần chính là carotenoid.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá điều nhuộm (20 - 30g) để tươi hoặc sao khô, sắc nước uống chữa cảm, sốt nóng, sốt rét, kiết lỵ, rắn cắn; kết hợp với việc dùng nước tắm nấu từ lá. Cơm quả điều nhuộm được dùng chữa kiết lỵ, táo bón.

Nghệ

Thành phần chính trong thân rễ nghệ là curcumin. Người ta dùng thân rễ nghệ giã nhỏ hoặc curcumin để nhuộm vàng thực phẩm.

Trong y học cổ truyền, thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra... Ngày dùng 2 - 6g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc.

Dùng ngoài, nghệ tươi giã nhỏ, vắt lấy nước để bôi chữa vết thương lâu lên da, ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn nhọt mới khỏi để đỡ sẹo. Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

GS. Đoàn Thị Nhu - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm