Nghiên cứu cho thấy rằng các chất chống oxy hóa như beta carotene (tiền chất vitamin A), vitamin C, vitamin E và magie giúp làm chậm lại quá trình tiến triển bệnh điếc bẩm sinh trên chuột gây đột biến mất gien connexin 26. Đột biến trên gien này là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh điếc do di truyền ở phần lớn dân số.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu về thính giác Kresge thuộc đại học Michigan và bệnh viện nhi đồng U-M’s C.S. Mott, chế độ dinh dưỡng tăng cường chất chống oxy hóa lại không cho thấy hiệu quả trên mô hình chuột đột biến gien AUNA1 – là một dạng đột biến hiếm của tình trạng điếc bẩm sinh.
Khám phá này đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports.
Tác giả của đề tài giáo sư Glenn Green phát biểu: “Nhiều trẻ khi mới sinh ra bị đột biến gien gây điếc bẩm sinh mặc dù đã được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra nhưng rồi vẫn bị mất thính lực trong giai đoạn sau của cuộc đời. Những mô hình này cho thấy vẫn còn những biện pháp giúp bảo vệ các tế bào khi trẻ sinh ra. Đối với những trẻ sơ sinh này, điều đặc biệt quan trọng là cần phải có những liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa tiến triển và làm chậm lại quá trình mất thính giác.”
Theo một tác giả khác giáo sư Yehoash Raphael, “Khám phá của chúng tôi đã chứng minh được rằng sử dụng liều cao của một số vitamin và khoáng chất nhất định có thể có lợi đối với một số bệnh do gien đột biến. Tuy nhiên, kết quả âm tính trên mô hình chuột gây đột biến gien AUNA1 cho thấy rằng một số dạng đột biến khác có thể đáp ứng với chế độ dinh dưỡng đặc biệt theo những cách khác nhau.”
Các con chuột được điều trị bằng chất chống oxy hóa sau khi sinh hoặc khi còn trong bụng mẹ trong các thí nghiệm khác nhau. Trên mô hình đột biến gien connexin 26, chế độ dinh dưỡng có chất chống oxy hóa làm chậm quá trình tiến triển của bệnh điếc và có cải thiện đáng kể ngưỡng nghe. Tuy nhiên, chuột đột biến AUNA1 cho kết quả hoàn toàn ngược lại với tình trạng điếc ngày càng tiến triển nặng mặc dù cũng tuân theo chế độ dinh dưỡng nêu trên.
Ở phần tai trong, giảm các stress oxy hóa liên quan đến tình trạng kích thích quá mức có hiệu quả bảo vệ các tế bào lông nhận cảm âm thanh và khả năng nghe.
Trước đây, các chất chống oxy hóa đã được chứng minh có khả năng làm giảm quá trình oxy hóa trong các bệnh rối loạn chức năng thần kinh, ung thư, tim mạch và các bệnh viêm nhiễm. Phương pháp điều trị sử dụng chất chống oxy hóa cũng cho thấy tác dụng bảo vệ các liên kết khe – là các thành phần cấu tạo tế bào bị ảnh hưởng trực tiếp khi đột biến trên gien connexin 26.
Giáo sư Green cho rằng: ”Những nghiên cứu này đã mở ra những con đường mới trong việc điều trị cho trẻ em bị điếc bẩm sinh do đột biến gien connexin 26, và khả năng cho những đột biến vẫn chưa được thử nghiệm khác. Tuy nhiên, vẫn cần thêm những nghiên cứu khác để giúp chứng minh hiệu quả của các phương pháp điều trị trên đối tượng trẻ em và khám phá xem liệu sử dụng các chất chống oxy hóa đường uống có thể trở thành một liệu pháp điều trị hiệu quả hay không.”
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé