Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phát triển thể chất của trẻ em

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em

- Tăng trưởng gồm hai quá trình lớn và phát triển

- Quá trình lớn chỉ sự tăng trưởng  khối lượng do sự tăng sinh và phì đại của tế bào

- Quá trình phát triển chỉ sự biệt hóa về hình thái và sự trưởng thành về chức năng của các bộ phận và hệ thông trong cơ thể

- Để đánh giá phát triển thể chất của trẻ có thể dựa vào việc theo dõi cân nặng, chiều cao, vòng ngưc, vòng cánh tay,vòng đầu và tỷ lệ giữa các phần trong cơ thể, Quan trọng nhất là cân nặng, đường biểu diễn sự phát triển và cân nặng được coi như biểu đồ sức khỏe của trẻ

1.    Sự phát triển cân nặng:

a. Trẻ sơ sinh: Trẻ <2500g là trẻ đẻ non, đẻ yếu, suy dinh dưỡng bào thai

  • Cân nặng khi sinh:  trẻ trai 3100g ( ± 350g), gái 3060 ( ± 340g )
  • Cân nặng con dạ lớn hơn con so,trẻ trai lớn hơn trẻ gái
  • Vào ngày thứ 2-3 sau đẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý.
  • Trẻ sẽ đạt được cân nặng ban đầu vào ngày 10 sau đẻ
  • Trẻ đẻ non thì tỉ lệ sụt cân nhiều hơn và hồi phục chậm hơn

b. Cân nặng của trẻ trong năm đầu:

  • Cân nặng của trẻ tăng nhanh nhất trong 3 tháng đầu sau đó tăng chậm dần
  • Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi lúc sinh vào tháng thứ 4 và 5,gấp 3 vào cuối năm
  • Trong 6 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng 750g , 6 tháng sau tăng 250g / tháng,1T trung bình 9,6 kg

c. Trên 1 tuổi :

-Từ 2- 10 tuổi: Cân nặng tăng chậm, trung bình mỗi năm trẻ tăng 1,5- 2 kg. Cân nặng của trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ trai khoảng 1 kg

Công thức: X (kg) = 9+ 1.5(N- 1)

N: số tuổi của trẻ

- Từ 11- 15 tuổi: cân nặng của trẻ gái > trẻ trai

+ Trẻ gái tăng từ 3 - 3,5kg/ năm

+ Trẻ trai tăng 4- 4,5 kg/ năm

Công thức : X(kg)= 21+ 4( N-10)

X là cân nặng tính theo kg. N là tuổi tính theo năm

* Diễn biến của cân nặng có thể dùng làm cơ sở để :

  • Phát hiện các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trước khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng .
  • Theo dõi tình trạng mất nước và đánh  giá mức độ nặng nhẹ.
  • Có biện pháp phòng tránh và giáo dục y tế cho các bà mẹ như điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi thức ăn bổ sung.
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một quần thể                       

2. Sự phát triển chiều cao:

a. Trẻ sơ sinh: chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng là :

  • Trẻ trai:  50± 1,5 cm
  • Trẻ gái: 50 ± 1,3 cm
  • Trẻ đẻ non  < 45cm
  • Chiều cao của con dạ thường > con so và trẻ trai > trẻ gái

b. Trong năm đầu : chiều cao của trẻ tiếp tục tăng nhanh nhất là trong 3 tháng đầu

  • Tháng đầu tăng từ 3- 3,5 cm.
  • 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5 cm.
  • Sáu tháng cuối chỉ tăng từ 1-1,5 cm
  • Cuối năm: cao trẻ gái là 73,25±2,8cm, trẻ trai đạt được 74,54±2,3cm
  • Trung bình 1 tuổi trẻ cao 75 cm

c. Trẻ trên 1 tuổi:

- Từ năm thứ hai trở đi tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ hai trở đi chậm hơn năm đầu (tăng 7,5 sau đó là 6,5 cm, các năm sau tăng 4 cm đối với trẻ gái , 4,5 đối với trẻ trai).

- Giai đoạn dậy thì : có sự tăng vọt có thể tăng 8 - 9 cm/năm. Sau đó tốc độ tăng chiều cao giảm nhanh. Con gái đạt được chiều cao cuối cùng vào khỏang 19-21 tuổi, con trai  khoảng 20-25 tuổi.

Công thức tính chiều cao: X(cm)= 75+ 5N

X: chiều cao, N là số tuổi tính theo năm

- Để đáng giá sự phát triển cơ thể trẻ em thì việc theo dõi cân nặng, chiều cao liên tục từ lúc đẻ đến khi trưởng thành là rất quan trọng. tuy nhiên cân nặng là chỉ tiêu thay đổi nhanh phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em cho nên người ta sử dụng biểu đồ cân nặng  đẻ so sánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ em .Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các nước sử dụng biểu đồ cân nặng  chuẩn dựa theo số liệu của trung tâm quốc gia thống kê sức khoẻ của hoa kỳ . cân nặng của trẻ em nước ta nằm trong  khoảng X dến X- 2SD.

3.    Vòng đầu, vòng ngực,vòng cánh tay.

a. Vòng đầu:

  • Trẻ sơ sinh đủ tháng có vòng đầu trung bình 30 ± 1,83 cm.
  • 3 tháng đầu tăng gần 3cm/tháng sau đó chậm dần
  • 1 tuổi: được 43 ± 1.5cm, năm đầu vòng đầu của trẻ tăng được gần 15cm
  • 2-3 tuổi  mỗi năm tăng 2cm sau đó mỗi năm tăng được 0,5-1cm:
  • Đến 5tuổi vòng đầu : 45-50cm
  • 10 tuổi vòng đầu : 51cm
  • 15 tuổi vòng đầu ; 53- 54cm

b.    Vòng ngực:

  • Lúc mới đẻ vòng ngực của trẻ nhỏ hơn vòng đầu khoảng 30cm.
  • Vòng ngực tăng nhanh trong năm đầu.
  • Đến 3  tuổi: vòng  ngực lớn hơn vòng đầu .

c. Vòng cánh tay:

  • Phát triển nhanh trong năm đầu
  • 1 tháng tuổi chu vi giữa cánh tay của trẻ xấp xỉ 11cm
  • 1 tuổi đạt 13,5cm.
  • 5 tuổi đạt 15±1 cm
  • Như vậy trẻ từ 1 -> 5 tuổi nếu:
  • Vòng cánh tay < 12,5 cm là suy dinh dưỡng
  • 12 -> 14: suy dinh dưỡng nhẹ
  • > 14: phát triển bình thường

4.    Một số chỉ số khác:

a. Thóp:

-  Thóp trước: hình thoi, rộng 2 cm, kín khi 12- 18 tháng

+ Trẻ đẻ non kích thước lớn hơn

+ Nếu kín sớm trước 6 -8 tháng đưa trẻ đi kiểm tra

+ Nếu kín sớm trước 3 tháng -> khám loại trừ bệnh đầu nhỏ

+Thóp sau: hình tam giác, kín ngay sau đẻ, số ít thường kín trong quý đầu

b. Răng:

  • 6 tháng bắt đầu mọc răng, tổng số răng sữa là 20 cái
  • Công thức tính số răng: Số răng = số tháng – 4
  • 6 tuổi: bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn
  • 10 tuổi có 28 răng và 4 răng cuối cùng thường mọc ở tuổi từ 18- 25

5. Tỷ lệ các phần trong cơ thể:

Nhìn chung TE có phần đầu tương đối to, chân tay ngắn so với kích thước chiều dài cơ thể, lớn lên chiều dài của chân và tay tăng rõ rệt. 

Theo Điều dưỡng Việt
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm