Một siêu vi khuẩn đa kháng thuốc thậm chí còn trở nên mạnh hơn khi bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng sinh.
Theo một nghiên cứu mới đây, những con chuột bị gây nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) thì bệnh trở nên nặng hơn khi được điều trị bằng nhóm kháng sinh beta-lactam.
Khám phá của các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles (Mỹ) đã được đăng trên tạp chí Cell Host & Microbe.
Các nhà khoa học nói rằng thông thường các kháng sinh nhóm beta-lactamase sẽ tiêu diệt các tụ cầu vàng theo cơ chế làm bất hoạt các enzyme chúng sử dụng để xây dựng nên vách tế bào vi khuẩn.
Tuy nhiên, một trong những enzyme có tên là PBP2A của tụ cầu vàng kháng methicillin MRSA lại thường không bị mất hoạt tính khi tiếp xúc với các kháng sinh này.
Trên thực tế, các siêu vi khuẩn chết người này vẫn có thể tiếp tục hình thành nên các vách tế bào và các vách này hoàn toàn khác so với vách tế bào của những chủng tụ cầu vàng bình thường.
Các chuyên gia tại Cedars-Sinai nói rằng sự thay đổi về cấu trúc tế bào này tạo nên hoạt tính kháng kháng sinh rất mạnh. Do vậy, các con chuột được điều trị bằng kháng sinh còn bị nhiễm khuẩn nặng hơn.
Những khuyến cáo dành cho bệnh nhân
Những tác giả của nghiên cứu này cho rằng khám phá mới của họ đã cho thấy một khả năng rằng việc kê các kháng sinh nhóm beta-lactam cho người bệnh nhiễm tụ cầu vàng có thể không phải là một phương án phù hợp.
Một vấn đề phát sinh nữa là các bác sỹ sẽ không phải lúc nào cũng biết được chính xác bệnh nhân đã bị nhiễm chủng tụ cầu nào. Thường sẽ mất khoảng từ 1 – 2 ngày để xác định xem MRSA có phải là thủ phạm hay không. Điều này sẽ đẩy các bác sỹ vào những tình huống khó khăn hơn trong việc quyết định liệu có nên kê nhóm kháng sinh này hay không.
Nhóm kháng sinh beta-lactam là nhóm kháng sinh được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đây là nhóm kháng sinh đầu tay thường được kê khi nguyên nhân gây nhiễm trùng chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng nghiên cứu của họ mới được thực hiện trên mô hình chuột. Do vậy, vẫn cần thêm nhiều các nghiên cứu khác trên người trước khi họ có thể đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào.
Theo tiến sỹ Sabrina Mueller một trong những tác giả của nghiên cứu, khám phá này là cơ sở bảo đảm cho các nghiên cứu trên lâm sàng. Tuy nhiên, trong khi chờ kết quả của những nghiên cứu đó, các bác sỹ nên tuân theo hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đối với điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng.
Tụ cầu vàng kháng methicillin là một mối nguy hiểm không lường
Theo số liệu từ Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, MRSA là nguyên nhân của 80.000 ca nhiễm khuẩn và 11.000 trường hợp tử vong hàng năm tại Mỹ.
MRSA có thể gây nhiễm khuẩn cho người bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt, vết thương hở, các ống thông hoặc bằng các phương tiện khác. Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm loại siêu vi khuẩn chết người này, nhất là khi tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với người bệnh.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.