Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cao ngựa bạch có tác dụng gì?

Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, cả cao ngựa bạch lẫn cao ngựa thường đều có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể.

Nhưng theo y lý truyền thống thì cao ngựa bạch có tác dụng tốt hơn hẳn ngựa thường. Đó rất có thể do cấu trúc thành phần vi chất, khoáng chất trong xương ngựa bạch khác xương ngựa thường.

Dù thế, cao ngựa bạch vẫn chỉ là loại thực phẩm chức năng không thay thế được thuốc chữa bệnh.

Kết quả thẩm định của hội Chăn nuôi Việt Nam cho thấy cao ngựa bạch có hàm lượng protein trên 70%; lipid từ 2,6 – 7%; canxi 192 – 1519 mg%; phốtpho 29 – 420mg%, nhất là 17 loại amino axít không thể thay thế được bằng thức ăn thông thường. Con ngựa bạch còn được các cơ sở chế biến tận dụng không sót thứ gì, từ da (làm ví, dây lưng…) thịt chế biến thành món ăn liền hoặc làm xúc xích…

Ngoài ra, Đông y cổ truyền còn xem cao ngựa bạch như là một vị thuốc để chữa trị các chứng sau :

-Cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy.

-Người cao tuổi.

-Phụ nữ sau khi sinh.

-Trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn.

-Cao còn để dùng chữa bệnh loãng xương, đau nhức gân xương.

-Táo bón, viêm tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ

Cách dùng cao ngựa bạch :

– Cách sử dụng cao ngựa bạch đơn giản nhất là mỗi ngày dùng 2 lần, thái cao thành miếng cho vào bát ngâm vào cháo nóng hoặc nước nóng thêm một thìa cà phê mật ong cho dễ ăn.

– Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 -15 phút rồi lấy ăn trước bữa cơm 10 phút.

- Bạn cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao, ngâm trong 1/2 lít rượu 40 độ khoảng 100 ngày cho tan đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ 20 ml.

Chú ý : Phụ nữ và trẻ em không được dùng cao ngâm rượu.

Liều lượng :

Cao ngựa có lượng đạm cô đặc lên tới 80% trọng lượng. Chỉ với 10g cao ngựa mỗi ngày đã đã đáp ứng được 83% nhu cầu protein cho trẻ em 6 tháng tuổi, 57% cho trẻ lên 2 tuổi, 22% đối với 10 tuổi trở lên nên chúng tôi gợi ý nên dùng cao xương ngựa theo liều lượng như sau cho các nhóm đối tượng.

Mỗi lần nên dùng đủ 300gr cao cho một đợt tẩm bổ mới có tác dụng
Chống chỉ định :
Theo Đông Y khi dùng cao ngựa thì nên kiêng ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, các gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng

Theo Tây Y, thường có chống chỉ định dùng thuốc bổ giàu đạm trong các bệnh cấp tính ngoài da và đau xương khớp như bệnh dời leo, bệnh Gút khi đang lên cơn đau cấp tính. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên > 7 -8 mg/dl, không dùng được cao xương ngựa khi có dấu hiệu suy thận với nồng độ Creatine trong máu trong giới hạn từ 1,5 – 6 mg/L
Không dùng cao ngựa cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Cách chọn mua cao ngựa bạch :

Một hội viên của hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nói, ở Việt Nam, chưa có một quy định nào về giá thực phẩm chức năng. Các công ty sản xuất và phân phối hầu như tự định đoạt giá của sản phẩm.

Theo bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Lân Đính, nguyên giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cao xương ngựa không rõ nguồn gốc, không nhãn mác và không có hạn sử dụng. Bản chất của cao xương ngựa là một loại thực phẩm chức năng, vì vậy tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Ông khuyến cáo người dân nên lựa chọn cẩn thận để tránh hậu quả xấu.

BS Hoàng Triều, ủy viên ban chấp hành Trung ương hội Chăn nuôi Việt Nam – chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Hội thú y Việt Nam – chỉ cách phân biệt đâu là cao ngựa bạch thật và giả. Cao ngựa bạch thật phải có màu cánh gián (sẫm hay nhạt là do cách nấu của từng cơ sở), nếu miếng cao trong suốt thì không phải cao nguyên chất (chủ yếu là sáp ong), loại cao có nhiều hạt trắng là do người nấu chạy theo lợi nhuận nghiền bã xương đã nấu trộn vào cao.

Ngoài đặc điểm màu cánh gián, mặt cao phải mịn, hơi bóng, cao càng khô độ bóng sẽ giảm. Cao xương ngựa nguyên chất nếu chưa đóng gói, bằng mắt thường không thể nhận biết từng loại được (kể cả người nấu). Chính vì lẽ đó mà người tiêu dùng phải tỉnh táo lựa chọn và đặt lòng tin đúng chỗ để mua được cao tốt, giá cả hợp lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Theo Y tế cộng đồng
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm