Khi lượng sữa mẹ dồi dào, bé được bú no trong mỗi cữ nên thường ít thức giấc về đêm. Trái lại, nếu mẹ ít sữa, bé sẽ phải thức giấc nhiều lần hơn để bú đủ lượng sữa cần thiết.
Tính cách của bé quyết định thời lượng mỗi cữ bú: Trẻ háu ăn thường thích bú ngấu nghiến và kết thúc nhanh chóng, trong khi một số bé lại thích bú từ tốn, ngâm nga.
Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa bột, trẻ bú mẹ thường nhanh đói và thức dậy đòi ăn thường xuyên hơn.
Giúp bé bỏ bữa đêm
Đối với trẻ bú mẹ
Bấm đồng hồ xem mỗi bữa bú đêm của con kéo dài bao lâu.
Nếu bữa bú ngắn (chưa tới 5 phút), hãy bỏ luôn bữa này và lựa cách đặt bé ngủ lại. Thường con phải mất vài đêm để quen với nhịp điệu mới.
Nếu bữa bú dài hơn 5 phút, có thể giảm thời gian bú mẹ từ từ, trong vòng 5-7 đêm, để bé quen dần với thay đổi. Cứ hai đêm một lần hãy rút thời gian bú đi 2-5 phút. Ví dụ, nếu bé thường bú trong 15 phút thì hai đêm đầu cho bé bú 13 phút, đêm thứ 3 và thứ 4 bú 11 phút, hai đêm tiếp theo giảm còn 9 phút và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi bé chỉ còn bú 5 phút mỗi đêm thì ngừng hẳn. Lựa cách đặt bé ngủ trở lại sau bữa bú bị rút ngắn.
Đối với trẻ bú bình
Nếu bữa đêm bé bú từ 60 ml sữa trở xuống thì có thể bỏ ngay bữa này và lựa cách đặt bé ngủ trở lại.
Nếu bữa đêm bé bú hơn 60 ml thì cần giảm lượng sữa từ từ trong vòng 5-7 đêm. Hai đêm một lần, hãy rút lượng sữa đi 20-30 ml. Ví dụ nếu bé thường bú 180 ml mỗi đêm thì trong hai đêm đầu cho bé bú 150 ml, hai đêm tiếp theo giảm xuống còn 120 ml và tiếp tục như vậy cho đến khi bé chỉ còn bú 50 ml mỗi đêm thì ngừng hẳn. Lựa cách đặt bé ngủ lại sau bữa bú bị rút ngắn.
Giúp bé ngủ yên ban đêm
Nếu bé lẫn lộn ngày và đêm, hoặc ngủ giấc quá dài vào ban ngày, hãy đánh thức con sau 3 giờ để cho ăn.
Tạo không gian sáng sủa, sống động vào ban ngày, giảm bớt ánh sáng và giữ phòng yên tĩnh vào ban đêm. Khi cho bé bú đêm, cần tránh bật ti vi, hạn chế nói chuyện và hoạt động. Khoảng thời gian yên tĩnh này giúp bé quen với việc giữ yên lặng về đêm và dễ ru mình vào giấc ngủ hơn.
Đặt bé vào cũi khi có dấu hiệu buồn ngủ để tạo cho con thói quen tự ru mình. Trẻ lớn hơn cần tập thói quen đi ngủ đúng giờ.
Nếu phải cho bé ăn lúc nửa đêm, cố gắng cho ăn nhanh trong yên lặng. Tránh biến giờ ăn thành giờ chơi. Tuy nhiên, trong ngày, mẹ cần dành thời gian vỗ về, chơi và tạo niềm vui cho bé.
Một số trẻ thích ăn dồn dập vào buổi tối để dự trữ cho giấc ngủ dài qua đêm, mẹ nên chú ý thỏa mãn nhu cầu này của con.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.