Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhọt, áp-xe da và viêm mô tế bào ở trẻ em

Nhọt, áp-xe da và viêm mô tế bào là những triệu chứng nhiễm trùng trên da do vi khuẩn thường bắt nguồn từ các vết xước hoặc do côn trùng cắn và tiến triển thành những cục u màu đỏ chứa đầy mủ trên da.

Nhọt là những nhiễm trùng nông trên da, với một đầu mụn mủ nhìn thấy ngay dưới da.

Áp-xe da có kích thước lớn hơn và sâu hơn nhọt gây đau và sưng đỏ cả một khu vực trên da và cũng chứa những ổ mủ.

Viêm mô bào là tình trạng viêm khu trú hoặc lan tỏa do nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính tổ chức liên kết của da.

Các triệu chứng

Nhọt thường có kích thước nhỏ từ đầu tăm đến bằng một đồng xu và lớp dịch mủ chỉ được bao bởi một lớp da mỏng. Trong khi đó, áp-xe có kích thước lớn hơn, mềm nhũn khi chạm vào và chứa đầy mủ ở dưới lớp mô sâu. Áp-xe và nhọt có thể bị vỡ mủ ra bên ngoài khi lớp da bao quanh những khu vực nhiễm trùng bị rách.

Các dấu hiệu của viêm mô tế bào bao gồm đau, sưng đỏ trên da và sốt. Khi sờ vào các ổ nhiễm trùng này có thể cảm thấy nóng hơn các vùng da xung quanh, nguyên nhân là do các tế bào miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với nhiễm trùng.

Thời gian ủ bệnh và lây bệnh

Thời kỳ ủ bệnh hiện chưa được rõ ràng. Các vi khuẩn thông thường gây viêm da như tụ cầu và liên cầu là nguyên nhân chủ yếu gây nhọt, áp-xe da và viêm mô tế bào. Những vi khuẩn này ký sinh trên da người và thường không gây bệnh gì. Tuy nhiên, chúng có thể gây nhiễm trùng một khi có điều kiện thuận lợi như có vết rách trên da hoặc hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

Trong những năm gần đây, một chủng siêu vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng kháng methicilin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus – MRSA) là nguyên nhân chủ yếu gây nên những nhiễm trùng nguy hiểm, bao gồm cả nhiễm trùng da. Những nhiễm trùng trên da này có thể lây lan từ người sang người khi vết nhiễm trùng bị rách và vỡ mủ ra ngoài. Những đối tượng bị nhiễm vi khuẩn ở mũi, họng hoặc trên da có thể lây nhiễm vi khuẩn cho những người khác.

Con đường lây lan

Qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ và vi khuẩn trên da hoặc ở mức độ thấp hơn, khi tiếp xúc với vi khuẩn trên các bề mặt hoặc đồ vật.

Biện pháp phòng và điều trị các nhiễm trùng trên da

  • Thực hành thói quen vệ sinh sạch sẽ
  • Rửa ằng dung dịch sát khuẩn và băng kín (nếu cần) ổ nhiễm trùng khi vết thương bị vỡ mủ
  • Có thể sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Đối với ổ áp-xe có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật dẫn lưu mủ.

MRSA là một chủng vi khuẩn nguy hiểm có thể gây viêm da, hình thành nhọt và ổ áp –xe cho rất nhiều người cùng một lúc. Hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả và lâu dài để loại bỏ MRSA do chúng bình thường sống trên da và trong niêm mạc mũi của những người bình thường chưa bị nhiễm bệnh. 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

Xem thêm