Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng khóc dạ đề (Colic) ở trẻ em

Em bé thường khóc vì những lí do như đói, mệt mỏi hay muốn được quan tâm. Nhưng khi em bé khóc không rõ nguyên nhân, mặc dù hoàn toàn khỏe mạnh có thể em bé đang khóc dạ đề (Colic). Khóc dạ đề là gì, nguyên nhân và giải pháp xử lí?

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề được định nghĩa là khóc nhiều hơn 3 giờ trong một ngày, ba ngày một tuần. Khóc khi không rõ nguyên nhân và em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Thông thường, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không phải là kết quả của vấn đề sức khỏe nào, nhưng chúng khiến các bậc cha mẹ lo lắng.

Nguyên nhân

Có khoảng 10-15% trẻ em khóc dạ đề. Các bác sĩ vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của tình trạng này. Có một vài giả thuyết được đưa ra nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục và được thừa nhận. Giả thuyết phổ biến nhất là ruột của bé hoạt động quá mức, một giả thuyết khác lại cho rằng nhu động ruột giảm, không khí trong ruột không được lưu thông khiến ruột giãn nở và gây đau.

Khóc dạ đề chỉ đơn giản là một hành động của em bé hơn là một kết quả của tình trạng sức khỏe nào đó. Nó là một phần bình thường trong sự phát triển của trẻ, cho dù nó khiến cha mẹ phải bận lòng.

Chẩn đoán

Một số dấu hiệu hướng đến chẩn đoán khóc dạ đề

  • Bé thường khóc không dứt một hoặc hai lần một ngày, vào một khoảng thời gian cố định thường là chiều muộn.
  • Rất khó để dỗ được bé ngừng khóc
  • Bé thường đỏ mặt và/hoặc nắm chặt tay

Hãy nhớ rằng  khóc dạ đề  không phải nguyên nhân duy nhất khiến trẻ không thoải mái. Nếu bé khóc to rất lâu và nhiều, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Bé có thể bị lồng ruột, thoát vị bẹn hoặc một tình trạng bệnh lý nào đó khiến trẻ khóc không ngừng.

Chế độ ăn của mẹ có khiến bé khóc dạ đề

Một số ý kiến cho rằng khi em bé bú mẹ, những thực phẩm mà mẹ ăn có thể khiến bé bị đầy bụng, điều này có thể là nguyên nhân gây nên colic hoặc khiến tình trạng này trở nên tệ hơn.

Một số thực phẩm và đồ uống bao gồm:

  • Nước cam
  • Một số rau củ quả đặc biệt là hành và cải bắp
  • Hoa quả bao gồm táo và mận
  • Đồ ăn cay
  • Sản phẩm có chứa caffeine: chocolate, cà phê và trà

Bạn có thể không ăn một loại thực phẩm nào đó ít nhất trong 2 ngày và quan sát triệu chứng của bé liệu có tốt hơn hay tệ hơn.

Giải pháp

Không có một giải pháp đặc hiệu nào khi mà chúng ta vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về  khóc dạ đề. Nhưng có một vài biện pháp cha mẹ có thể thử.

  • Đu đưa em bé nhẹ nhàng: nhiều bé khóc dạ đề sẽ bình tĩnh hơn khi được đu đưa nhẹ nhàng trong nôi, ghế hoặc trên đùi cha mẹ.
  • Ôm em bé: một số bé cảm thấy tốt hơn khi được ôm, nhiệt độ cơ thể ấm áp và sự di chuyển của cha mẹ có thể hữu ích.
  • Massage: Massage nhẹ nhàng bụng em bé có thể hiệu quả. Massage theo hình vòng tròn quanh rốn, chiều kim đồng hồ từ trái sang phải.
  • Âm nhạc: Em bé đôi khi thư giãn bởi âm nhạc và những giai điệu đơn. Bạn có thể hát cho bé nghe, bé và bạn sẽ bình tĩnh hơn.

Một số giải pháp khác bao gồm:

  • Cho bé uống sữa chậm
  • Giữ bé ngồi thẳng khi ăn (với các bé có thể ngồi)
  • Thử một loại sữa công thức khác

Với những người lần đầu làm cha mẹ  khóc dạ đề có thể khiến họ lo lắng hay thậm chí cảm thấy có lỗi vì không thể dỗ được con.  Khóc dạ đề không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, em bé vẫn khỏe mạnh và  khóc dạ đề  sẽ biến mất sau một vài tháng.

Nếu bạn cảm thấy bối rối hãy chia sẻ vấn đề với cha mẹ hay những người có kinh nghiệm mà bạn tin tưởng.  Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất. Hãy luôn nhớ rằng,  khóc dạ đề  chỉ là một tình trạng tạm thời, nó sẽ nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 phương pháp trị chứng khóc dạ đề - Hội chứng Colic ở trẻ

 

 

 

BS. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm