Cách hay cho bé uống thuốc, nhỏ thuốc không khóc lóc
Cách nào cho bé uống thuốc đơn giản?
Làm thế nào để cho bé uống thuốc một cách an toàn?
Bạn cần chắc chắn là bạn cho bé dùng thuốc đúng liều và bạn cất trữ thuốc đúng chuẩn. Nếu không, thuốc có thể không có hiệu quả tốt và bé cũng sẽ không khỏi ốm.
Trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn và đặt thuốc ở nơi an toàn. Nếu thuốc hết hạn sử dụng, hãy vứt ngay đi!
Nên có ghi chú bên ngoài hộp hay vỉ thuốc về cách cất trữ thuốc. Một số loại thuốc sẽ cần phải cất trong tủ lạnh, một số loại khác thì cất nơi thoáng mát, khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Luôn để thuốc ngoài tầm với của trẻ. Để thuốc trong tủ cao hoặc hộp có khóa là tốt nhất.
Làm thế nào để cho bé uống thuốc?
Nhiều loại thuốc có hương vị dễ chịu, bé có thể uống dễ dàng, không có phiền phức gì. Tuy nhiên, một số loại thuốc khác thì không, bé có thể sẽ phản đối mạnh mẽ việc uống thuốc. An ủi và âu yếm bé có thể sẽ có tác dụng kỳ diệu.
Dưới đây là những điều bạn có thể làm khi cho bé uống thuốc: Rửa tay trước khi cho con uống thuốc. Cách đơn giản nhất là cho trẻ uống thuốc bằng xilanh. Đo lường đúng liều lượng thuốc. Đừng dùng thìa để đong thuốc vì bạn có thể lấy sai liều lượng.
Đặt em bé nằm thẳng trong tay bạn. Nhẹ nhàng đặt đầu xilanh vào miệng bé, tốt nhất là ở giữa lợi và má của bé. Điều này sẽ ngăn không cho bé phì thuốc khỏi miệng. Nhấn nhẹ để phun một lượng thuốc nhỏ vào miệng bé. Chờ bé nuốt thuốc trước khi nhấn tiếp. Sau khi cho bé uống thuốc, hãy cho bé bú hoặc uống một ít nước.
Nếu bé không nuốt, hãy hỏi bác sỹ hay dược sỹ xem liệu có loại thuốc nào có hương vị mà con yêu thích không. Nếu bé đã ăn dặm, hãy hỏi xem thuốc có thể được pha với một thứ gì đó ngọt được không.
Nếu bé vẫn phản đối, bạn hãy gọi thêm một người trợ giúp. Và hãy làm như sau: Bóp nhẹ hai má bé sẽ giúp bé không phun thuốc ra khỏi miệng.
Làm thế nào để nhỏ thuốc vào tai bé?
Nhiễm trùng tai khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bác sỹ có thể kê thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng. Nhưng bé sẽ không thích bị nhỏ nước vào tai. Bạn có thể làm như sau:
Quấn bé trong khăn hoặc chăn để đảm bảo chân tay bé không đạp loạn xạ khi bạn nhỏ thuốc. Cố đặt đầu bé nghiêng sang 1 bên. Nhẹ nhàng kéo tai bé ra để lỗ tai được mở rộng. Nhỏ đúng số giọt thuốc cần thiết vào ống tai bé, giữ nguyên vài phút để các giọt thuốc chảy vào trong tai. Nếu bé cần nhỏ thuốc vào tai kia, hãy nghiêng bé sang bên kia và lặp lại.
Làm thế nào để nhỏ thuốc vào mắt bé?
Phản xạ nhắm mắt của bé đã được "lập trình" sẵn để ngăn chặn bất cứ thứ gì, bao gồm cả thuốc. Vì vậy, thật khó khăn để nhỏ đúng liều lượng thuốc vào mắt bé. Nếu có thể, hãy nhờ ai đó giúp đỡ.
Cách làm như sau: Bạn rửa tay thật sạch. Bọc bé trong khăn hoặc chăn để giữ nguyên tay và chân bé. Đặt bé nằm ngửa hay nghiêng đầu. Nhẹ nhàng kéo mí mắt dưới của bé xuống, cố gắng không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt bé, kể cả mi mắt. Nhỏ một giọt vào mí mắt dưới của bé, bỏ tay ra để bé chớp chớp mắt vào lần, điều này sẽ giúp thuốc lan ra toàn bộ mắt bé. Nhớ vứt bỏ lọ thuốc sao 4 tuần mở nắp.
Làm thế nào để bôi thuốc mỡ vào mắt bé?
Bác sỹ có thể kê toa thuốc mỡ thay vì thuốc nước. Cách bôi thuốc mỡ mắt cho bé: Đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Nhẹ nhàng kéo mí dưới của bé xuống. Bóp thuốc mỡ khoảng 1cm vào bề mặt trong mí mắt dưới của bé rồi bỏ tay ra.
Làm thế nào để đặt thuốc vào hậu môn bé?
Các loại thuốc nhét hậu môn thường có hình dạng như viên đạn. Cách làm như sau: Bạn rửa sạch tay, đeo găng tay dùng một lần. Làm ấm viên thuốc trong tay bạn, mở bao bì thuốc ra. Sau đó, nâng chân của bé lên, làm ướt đầu thuốc vào chất bôi trơn. Nếu không có chất bôi trơn, bạn hãy nhúng đầu thuốc vào nước ấm. Nếu nước quá nóng có thể làm tan chảy thuốc. Dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng đẩy thuốc vào hậu môn bé. Giữ mông của bé vài phút trước khi thay tã.
Em bé có thể cảm thấy khó chịu, bạn hãy ôm bé và nói nhẹ nhàng với bé để trấn an và làm bé mất tập trung vào sự khó chịu đó.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phản đối tiêm chủng và những hệ quả
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.