Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lưu ý khi cho bé uống thuốc cần biết

Do sức đề kháng còn nhiều hạn chế, nên trẻ em thường mắc phải rất nhiều căn bệnh nặng nhẹ khác nhau, những bệnh nhẹ bố mẹ thường không cho bé đi khám mà để ở nhà tự chăm sóc, tự cho uống thuốc. Do không có kiến thức chuyên sâu về y học, khi cho bé uống thuốc ở nhà, bố mẹ cần lưu ý khi cho bé uống thuốc sau để thuốc phát huy tác dụng và không gây ra những tác dụng phụ không tốt cho bé.

Lưu ý khi cho bé uống thuốc

Khi uống vitamin A

Vitamin A có liên quan đến sự tăng trưởng của xương, nó có thể làm cho xương cứng lên hoặc trở nên biến chất. Khi vitamin A trong cơ thể không đủ, nó sẽ làm chậm quá trình thành thục của tế bào xương mềm trở nên cứng hơn.

Uống quá nhiều vitamin A ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, xương chỉ phát triển thô chứ không dài khiến trẻ bị lùn. Vì vậy nên cho bé hấp thu một lượng vitamin A vừa phải.

Lưu ý khi cho bé uống thuốc

Không nên cho trẻ uống loại viên nhộng để giải cảm nhanh

Trẻ em có hệ thần kinh phát triển chưa hoàn chỉnh, công năng giải độc gan còn yếu, khi cảm sốt nếu cho trẻ uống loại viên nhộng có tác dụng giải cảm nhanh dễ khiến trẻ bị co giật, dẫn đến suy giảm tiểu cầu, thậm chí tổn thương đến gan nữa đấy.

Không nên cho trẻ uống quá nhiều thuốc bổ trung dược

Nhiều bậc bố mẹ cữ nghĩ cho bé uống nhiều thuốc bổ trung dược như sữa ong chúa, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, ….  để bé khỏe, phát triển tốt thể chất và tinh thần nhưng không hoàn toàn như thế.

Thực tế cho thấy, trong các loại thuốc bổ trung dược có chứa nhiều hormone khiến bé trưởng thành sớm với các biều hiện như mọc ria mép, dương vật to, dễ cương (đối với vé trai), chu kỳ kinh nguyệt có sớm, ngực phát triển nhanh (đối với bé gái).

Không nên cho trẻ uống quá nhiều thuốc bổ trung dược

Không cho trẻ mới sinh dùng thuốc giảm sốt

Trẻ em mới sinh rất hay bị phát sốt do công năng điều chỉnh thân nhiệt chưa hoàn thiện. Khi bé bị sốt, bố mẹ cho uống thuốc giảm thuốc sẽ khiến thân nhiệt cơ thể bé giảm nhanh, xuất hiện da xanh tím tái, nghiêm trọng có thể đi tiểu ra máu, nôn ra máu, xuất huyết rốn, nếu cấp cứu chậm bé có thể bị tử vong. Do đó các loại thuốc giảm sốt là loại thuốc tuyệt đối cấm kỵ với trẻ sơ sinh.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn chỉ nên bình tĩnh giảm sốt cho bé bằng các biện pháp vật lý như chườm túi lạnh, xoa dầu, để trần cơ thể bé, đắp các loại lá có tác dụng hạ nhiệt,…là một trong những lưu ý khi cho bé uống thuốc bố mẹ cần quan tâm.

Không nên cho bé uống các loại thuốc có chất sắt khi đói

Vì khi đó các loại thuốc này sẽ có những tác dụng không tốt trong việc kích thích đường ruột, dạ dày của bé.

Đồng thời, cũng không nên cho bé uống các thuốc có chứa sắt với sữa bò, sữa đậu nành, nước rau chân vịt, nước trà vì những món này đều làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể bé.

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh đều gây hại cho gan, thận, thần kinh thính giác, hệ thống huyết dịch đồng thời nếu bạn cho bé uống nhiều sẽ gây ra hiệu ứng nhờn thuốc làm cho hiệu quả chữa bệnh của thuốc kháng sinh bị giảm.

Việc cho bé uống thuốc kháng sinh tốt nhất phải theo chỉ dẫn của bác sỹ, một khi đã dùng thuốc kháng sinh phải dùng đủ liều, không bỏ giữa chừng sẽ khiến thuốc không phát huy khả năng đối với bệnh.

Trên đây, là một số lưu ý khi cho bé uống thuốc để có thể chăm sóc sức khỏe các bé tốt hơn, tránh những hậu quả không đáng có xảy ra. Chúc các bạn luôn biết chăm sóc bé yêu thật tốt theo cách riêng của mình nhé. 

Theo Sức khỏe 9
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm