Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hãy cứ khóc đi!!!

Khóc giúp người ta ít nhất được 2 thứ: thứ nhất là xả stress; thứ hai là cải thiện được tâm trạng. Để nước mắt rơi vào đúng nơi, đúng thời điểm- đó mới là giọt nước mắt thông thái!

Hãy cứ khóc đi!!!

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, gặp chuyện rắc rối, lo lắng, giận giữ thì khóc là một biện pháp tốt nhất  giúp bạn giải tỏa được mọi thứ. Trung bình, một phụ nữ khóc khoảng 3,5 lần một tháng, còn nam giới thì khoảng 1,9 lần.  Bài viết này chỉ đề cập đến khóc do cảm xúc chứ không đề cập đến chảy nước mắt,  một hiện ttượng quá đỗi bình thường với con người.

Khóc  là một hành vi đáp ứng với những cảm xúc mạnh như stress, hạnh phúc, buồn và các cơn đau về mặt thể chất. Những cảm xúc này được thể hiện qua những giọt nước mắt, là sự kết nối phức tạp của hệ thần kinh tự chủ. Mà theo cách khoa học dễ hiểu hơn, khóc là khi các tuyến lệ nằm giữa nhãn cầu và mí mắt sản sinh ra dịch.

Hãy coi nháy mắt khi bị bụi bay vào là một ví dụ dễ hiểu cho chảy nước mắt.  Khi bạn nháy mắt, dịch tiết sẽ trải đều trên mắt, sau đó, sẽ chảy xuống ống thông giữa mắt và mũi (ống lệ mũi) khiến cho mũi cũng sụt sùi theo.  Nhưng nếu  nhiều dịch được tiết ra hơn để đẩy những hạt bụi to hay dị vật, thì ngoài việc chảy vào ống lệ mũi, dịch tiết từ mắt sẽ chảy từ từ một vệt xuống má. Tạo ra một hình ảnh rất thơ văn mà chúng ta hay nói là “một giột nước mắt lăn dài trên đôi má”. Chảy nước mắt được tạo ra với nhiều mục đích như làm dịu mắt khi bị kích ứng, bảo vệ mắt khỏi bởi những tác nhân gây bệnh, giữa độ ẩm cho mắt.

Về cơ bản, một giọt nước  mắt được tiết ra với tốc độ 1gr trong 24 giờ, với mục đích bảo vệ và bôi trơn mắt. Khóc cũng có tác dụng như việc chảy nước mắt, tuy nhiên có một số nghiên cứu chỉ ra rằng khóc có thể mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta nghĩ.

Khóc- thúc đẩy sự đồng cảm

Khóc được coi là một hành vi tự bảo vệ bản thân của cơ thể. Ví dụ, đôi khi là hành vi trấn an bản thân khi bạn cảm thấy cực kỳ buồn bã. Các nhà khoa học đã giải thích trên tạp chí Frontiers in psychology như sau:

“Biểu hiện cảm xúc của con người có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, từ những sự kiện  không  tin nổi cho đến những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người, từ những sự kiện cực kỳ tiêu cực cho đến những sự kiến cực kỳ tích cực". Ví dụ, xem một bộ phim xúc động dạt dào tình cảm, thưởng thức sự kỳ vỹ tráng lệ  của một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến ngạt thở  hoặc sự ra đời của một đứa bé cũng khiến một người có thể chảy  nước mắt.

Khóc xảy ra khi mất cân bằng các cảm xúc bị mất đi, thay vào đó là sự thống trị của một cảm xúc nổi lên như sự chia cắt, mất mát, đau thương, hạnh phúc, cần sự giúp đỡ gây ra những cảm xúc mạnh, có thể đó là cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.

Khi một người khóc, ít nhất sẽ đạt được hai mục đích: thứ nhất là giúp giảm thiểu stress; thứ hai là cải thiện được cảm xúc cho những người đang khóc xung quanh. Khóc, là điều hiển nhiên ở trẻ em để gây sự chú ý của người lớn.

Tuy nhiên, ở người lớn, khóc giúp thúc đẩy sự đồng cảm và các hành vi xã hội, kết nối các mối quan hệ xã hội và giảm sự căng thẳng. Jonathan Rottenberg – giáo sư tâm thần học đã phát biểu trên tạp chí Time:  khóc là dấu hiệu của một vấn đề cực kỳ quan trọng,  đó là cách đối phó cơ bản nhất cơ thể có thể làm được để đối phó với những stress.

Cuối cùng, khóc kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, tạo ra những cảm giác thư giãn đáp ứng với những tác nhân kích thích.  Điều này cực kỳ có lợi cho những người khóc - đặc biệt khi đề cập đến mặt cảm xúc bởi khóc là hành vi yêu cầu sự giúp đỡ.

Khóc có thể gia tăng cảm xúc và giảm đau

Một nghịch lý, là khi bạn cảm thấy đau khổ cùng cực thì khóc sẽ diễn ra. Nhưng khóc lại chính là một hành vi làm cho bạn cảm thấy tâm trạng sau đó sẽ tốt hơn rất nhiều thậm chí là cảm xúc và tâm trạng có thể vượt lên hơn lúc bình thường. Vì thế khi bạn thấy một nhân vật trong phim, trước đó có thể rơi vài giọt nước mắt, nhưng ngay sau đó có thể đã bùng lên mạnh mẽ dữ dội để làm một việc gì đó thì điều này hoàn toàn hợp lý. Đôi khi khóc cũng có thể không “boost” được tâm trạng của bạn lên, nhưng phần nào xóa đi được những cảm xúc tiêu cực đang diễn ra ngay lúc đó.

Khóc có thể giảm được stress bởi nồng độ hóc môn tuyến thượng thận (ACTH) được tăng cao. Đây là một hormone chống stress của có thể giúp bạn trấn tĩnh và thư giãn hơn. Nước mắt cũng chứa các yếu tố phát triển thần kinh- đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của tế bào thần kinh đặc biệt là sự nhảy cảm với thần kinh tham gia vào sự dẫn truyền các cơn đau, cảm ứng nhiệt và chạm.

Khi khóc, một lượng lớn hormone “yêu” oxytocin, opioid nội sinh,  endorphin được giải phóng ra khiến bạn cảm thấy đỡ đau về cả mặt thể xác và tinh thần.

Nước mắt cũng chứa lysozyme - một enzyme phân giải sinh học giúp chống lại các vi sinh vật, bảo vệ sự khỏe mạnh của đôi mắt.

Biểu hiện về mặt xã hội của việc khóc

Với những tác dụng như trên,  chúng ta nên nghĩ rằng việc khóc là một điều cự kỳ có lợi cho sức khỏe. Không có gì phải cảm thấy xấu hổ khi khóc. Tuy nhiên, khi ở mặt xã hội, khóc có thể mang nhiều hàm nghĩa và chịu nhiều sự phán xét hơn. Khóc là biểu hiện của sự yếu đuối, là sự thể hiện bạn không biết cách đối phó với stress hay là sự ăn vạ. Những trường hợp đó, khóc không tốt về cả mặt xã hội và y khoa. Vì vậy nếu có thể hãy cân nhắc trong trường hợp nào nên rơi nước mắt. Hãy rơi nước mắt vì sự yêu thương và sự mất mát của những người thân yêu.

Để nước mắt rơi vào đúng nơi, đúng thời điểm- đó mới là giọt nước mắt thông thái.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích của việc khóc

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mercola
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm