Theo như một nghiên cứu mới đây, các bậc cha mẹ thực ra không cần phải làm như vậy; để trẻ con khóc trước khi ngủ sẽ mang lại giấc ngủ ngon hơn cho chúng.
Nghiên cứu đã đề cập đến một phương pháp đặc biệt có tên là “Phương pháp khóc giảm dần cho đến khi ngủ” (Graduated extinction) – liên quan tới việc để trẻ khóc cho đến khi từ từ chìm vào giấc ngủ sẽ giúp cả trẻ và cha mẹ ngủ lâu hơn.
Đồng tác giả, giáo sư Michael Gradisar, phân môn Tâm lý học, trường đại học Flinders. Australia và đồng nghiệp vừa công bố một nghiên cứu mới của họ trên nhật báo “Nhi Khoa” (Pediatrics).
Kết quả nghiên cứu có lẽ sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng ngạc nhiên, nhất là những bậc cha mẹ thường xuyên phải thức giấc giữa đêm để dỗ con khóc.
Gradisar cho rằng: “ Bố mẹ lo lằng về việc con khóc trong giờ ngủ là điều rất bình thường. Như tài liệu đã đưa ra rõ ràng rằng trẻ không ngủ có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi của cả nhà, trong đó có sự kiệt sức của người mẹ, chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu này sẽ đưa thêm một nhân tố để các bậc phụ huynh có thể xem xét lại cách họ đối mặt với việc con khóc và điều chỉnh thói quen của mình cũng như con cái."
“Phương pháp khóc giảm dần cho đến khi ngủ” (Graduated extinction) và “Kéo lùi giờ đi ngủ” (Bedtime fading)
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên và có kiểm soát với 43 trẻ từ 6 đến 16 tháng tuổi cùng với bố mẹ chúng. Tất cả đề mắc phải những vấn đề về giấc ngủ đêm ở độ tuổi 6 tháng.
Bối mẹ của 14 trẻ được yêu cầu sử dụng phương pháp “Khóc giảm dần cho đến khi ngủ” trong 12 tháng.
Còn được biết đến với cái tên “Phương pháp Ferber”, phương pháp này liên quan đến việc lờ đi tiếng khóc của trẻ, chỉ vào kiểm tra trẻ với những mốc thời gian nhất định với khoảng cách tăng dần. Mục đích của phương pháp này là dạy trẻ cấp nhận rằng sẽ không có ai đến dỗ khi chúng khóc vì vậy chúng sẽ khóc ít đi và tập trung vào giấc ngủ.
Bố mẹ của 14 trẻ khác thì được yêu cầu dùng phương pháp “nhẹ nhàng” hơn có tên “Lùi dần thời gian ngủ” (Bedtime fading) trong 12 tháng. Phương pháp này thể hiện ở việc đẩy lùi thời gian ngủ của bé mỗi đêm. Mục đích là làm trẻ buồn ngủ hơn và chắc chắn sẽ ngủ dễ dàng hơn.
Bố mẹ của 14 trẻ còn lại thì để con ngủ như vẫn làm và không sử dụng bất kì phương pháp nào.
Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các bé sử dụng phương pháp “Khóc giảm dần cho đến khi ngủ” sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn 13 phút so mỗi đêm so với các bé ở nhóm 3, và số lần tỉnh giấc trong đêm cũng ít hơn.
Trong quá trình kiểm định mức cortisol – “hoocmon stress” từ mẫu nước bọt của trẻ, nhóm nghiên cứu đã phất hiện ra là không có sự khác nhau đáng kể về mức độ căng thẳng giữa các nhóm.
Và cũng không có sự khác nhau quá nhiều về sự căng thẳng và tâm trạng của phụ huynh.
Tác giả đã cho rằng: nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn về việc có nên dùng phương pháp “Khóc giảm dần cho đến khi ngủ” hay không, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp này hoàn toàn không có hại; họ không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa các nhóm về mối liên kết cha mẹ -trẻ, hay vấn đề về cảm xúc cũng như hành động của trẻ.
Những trẻ sử dụng phương pháp “Lùi dần thời gian ngủ” ngủ sớm hơn 10 phút so với nhóm 3. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về số lần tỉnh giấc giữa đêm của hai nhóm này.
Gadisar và đồng nghiệp khẳng định Phương pháp “Khóc giảm dần cho đến khi ngủ” và “Lùi dần thời gian ngủ” có thể đem lại nhiều lợi ích cho cả cha mẹ và các bé, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm để khẳng định chắc chắn hơn.
Những bậc cha mẹ vẫn đang băn khoăn về “Khóc giảm dần đến khi ngủ” (Graduated Extinction) thì có thể sử dụng thử phương pháp “Lùi thời gian ngủ” (Bedtime fading) xem sao!
"Chúng tôi hi vọng các bậc phụ huynh có con từ 6-16 tháng tuổi có thể có nhiều hiểu biết hơn về phương pháp “Lùi dần thời gian ngủ” – sẽ giúp bé ngủ dễ dàng hơn vào ban đêm.
Phương pháp này có thể không giải quyết được vấn đề thức giấc lúc nửa đêm của trẻ, vậy nếu trẻ thức giấc nhiều, giờ đây đã có nhiều bằng chứng cho rằng phương pháp “Giảm khóc dần cho đến khi ngủ” (Graduated Extinction) có thể không hại gì cho trẻ mà lại giúp giải quyết được vấn đề trên!”
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.