Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ai không nên tiêm phòng cúm?

Một số nhóm người được khuyên không nên tiêm phòng cúm, hoặc cần cân nhắc về phòng trước khi tiêm.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo hầu hết mọi người nên tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, có một số nhóm người không được khuyên tiêm phòng cúm, hoặc sẽ phải hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc về ưu nhược điểm của việc tiêm phòng trước khi tiêm. Đối với những người này, vaccine có thể gây ra rủi ro và thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Trên thực tế tiêm phòng cúm là phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả nhất, điều quan trọng là bạn cần biết mình có thực sự rơi vào nhóm không được khuyến nghị nên tiêm phòng hay không và nếu không, hãy tiêm ngừa cúm hàng năm để bảo vệ chính bạn và những người xung quanh.

Chống chỉ định tuyệt đối

Những trường hợp sau đây không nên tiêm phòng cúm:  

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoạt động đầy đủ để có thể tạo ra đáp ứng mong muốn từ vaccine.
  • Những người đã có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng trước đó đối với vaccine cúm hoặc các thành phần của vaccine (như gelatin hoặc kháng sinh)
  • Người bị sốt rất cao hoặc vừa mới nhập viện tại thời điểm tiêm chủng (nên tiêm vaccine sau này)

Chống chỉ định tương đối

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào sau đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn ưu nhược điểm của vaccine và những nguy cơ khi bạn tiêm phòng:

  • Dị ứng trứng
  • Tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) sau khi tiêm vaccine cúm trước đó
  • Ngoài ra hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị ốm trước ngày tiêm. Khi đó bạn có thể nên hoãn tiêm phòng.

Vaccine cúm an toàn cho hầu hết mọi người nhưng nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc hãy trao đổi với bác sĩ.

Mối quan tâm về sức khỏe khác

Nếu bạn đang mắc bệnh mãn tính hoặc lo lắng về sức khỏe của mình bạn có thể tự hỏi liệu tiêm phòng vaccine cúm có phù hợp?

Tuy nhiên trừ khi bạn nằm trong số các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng ở trên nếu không bạn là những người cần tiêm phòng cúm nhất.

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc cúm, việc tiêm vaccine cúm theo mùa rất quan trọng vì nếu không tiêm phòng bạn có thể bị biến chứng nặng do cúm.

Nhóm có nguy cơ cao bao gồm:

  • Người già: Người già hệ thống miễn dịch sẽ suy yếu và ít có khả năng phòng chống virus cúm, làm tăng nguy cơ bị biến chứng nặng. Phần lớn các trường hợp nhập viện và tử vong do cúm mùa là những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Trẻ em: Trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị biến chứng cúm. Trẻ em có triệu chứng về thần kinh còn có nguy cơ cao hơn.
  • Hen suyễn: Ngay cả những người bị hen đã được kiểm soát tốt tình trạng bệnh, thì đường hô hấp của họ cũng rất nhạy cảm và virus cúm có thể gây ra cơn hen nặng hoặc viêm phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em nhập viện vì cúm và là nguyên nhân hàng đầu phải nhập viện ở người lớn bị cúm
  • Bệnh tim: Gần một nửa số ca nhập viện vì biến chứng cúm trong mùa cúm 2018 đến 2019 bị bệnh tim. Bệnh tim làm tăng nguy cơ biến chứng cúm và cúm cũng làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai và sau sinh hệ thống miễn dịch bị thay đổi khiến họ tăng nguy cơ biến chứng cúm. Đồng thời, nếu thai phụ bị sốt cao do cúm có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển.
  • Ung thư: Người bị ung thư hoặc đã được điều trị bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch có nguy cơ cao bị biến chứng khi mắc cúm do hệ thống miễn dịch bị suy yếu trong quá trình điều trị ung thư hoặc do ảnh hưởng của chính bệnh ung thư.
  • Những người trong các cơ sở chăm sóc dài hạn như viện dưỡng lão: Những người trong các cơ sở này có nguy cơ cao bị biến chứng cúm và cúm cũng dễ lây lan ở những nơi này.

Tiêm phòng cho người khác

Trong khi một số người được các bác sĩ khuyến nghị không nên tiêm phòng cúm, thì số khác không tiêm vì lý do cá nhân như sợ kim tiêm hoặc lo ngại vô căn cứ về các thành phần như thủy ngân, một số không tiêm vaccine cúm đơn giản vì họ tin rằng "họ không bao giờ bị bệnh" hoặc họ đủ sức khỏe để dễ dàng phục hồi nếu họ bị nhiễm bệnh.

Đúng là vaccine cúm không bảo vệ 100% người được tiêm phòng không nhiễm bệnh. Trung bình vaccine cúm có hiệu quả từ 40% đến 60%. Mặc dù tỷ lệ phòng ngừa tương đối thấp, vaccine vẫn là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm.

Hãy nhớ rằng tiêm vaccine cúm cũng giúp bảo vệ những người xung quanh bạn, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ biến chứng cao và những người không thể tiêm phòng.

Những người được đặc biệt khuyến cáo nên tiêm vaccine cúm không chỉ vì lợi ích của họ, mà còn bảo vệ cho những người xung quanh là những nhân viên ý tế hoặc người chăm sóc nhóm có nguy cơ cao như trẻ sơ sinh, người già trên 65 tuổi, bệnh nhân ung thư. Những người làm việc trong một tập thể cộng đồng lớn (trường học, trung tâm giữ trẻ, viện dưỡng lão, bệnh viện, v.v.) cũng nên chắc chắn được tiêm phòng.

Giữ gìn sức khỏe trong mùa cúm

Nếu bạn không thể tiêm phòng cúm (và ngay cả khi bạn đã tiêm phòng), hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay: Khác với việc tiêm vaccine cúm, rửa tay thường xuyên là biện pháp hiệu quả nhất bạn có thể làm để phòng ngừa cúm và giữ sức khỏe. Hãy chắc chắn rằng bạn đang rửa tay đúng cách, để có hiệu quả và thực sự loại bỏ vi trùng ra khỏi tay.
  • Tránh chạm tay vào mặt càng nhiều càng tốt: Nếu bạn chạm vào mặt, mắt, mũi hoặc miệng sau khi bạn chạm vào bất cứ thứ gì có vi trùng trên đó (tay nắm cửa, bàn phím máy tính, điện thoại, người khác, v.v.), bạn đang tự đưa những vi trùng vào cơ thể bạn.
  • Tránh xa người bệnh: hãy giữ khoảng cách nếu có ai đó xung quanh bạn biểu hiện triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.
  • Nếu bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu của cúm, hãy đi khám ngày nhất là những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm hoặc người đang sống với người bị bệnh. Thuốc kháng virus có thể được kê để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian mắc bệnh, cũng như giảm khả năng lây truyền cho người khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật và hiểu lầm về vaccine

 

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm