Việc tiêm vắc-xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ sau sinh có khả năng phòng được tới 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ được giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và sẽ không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Tiêm vắc-xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt giúp phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp cho trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ những thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những đứa trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước và chảy máu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và có khoảng 25% trong số đó sẽ chết bởi ung thư gan và xơ gan.
Trẻ nào không nên tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh?
Hoãn tiêm đối với trẻ đang ốm, sốt, mắc phải các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ.
Virus viêm gan B lây từ mẹ sang con thế nào?
Trong giai đoạn mang thai rất hiếm khi xảy ra lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con, thường không quá 2%. Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu là vào thời gian sinh đẻ.
Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt thì các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể giúp cho máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con sẽ không tiếp xúc nhau mà chỉ xảy ra trao đổi chất tại bánh nhau) hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của người mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra vào trong thời điểm này.
Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ và HBeAg+ thì tới 90% trẻ sẽ bị lây truyền; hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng trẻ bị lây truyền là 10%. Virus có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm trong gia đình hay người chăm sóc.
Bà mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính thì có nên tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?
Trường hợp mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính, thì trên lý thuyết là không mắc viêm gan B, tuy nhiên vẫn tiêm vắc-xin ngay sau sinh bởi một số lý do sau:
Xét nghiệm âm tính giả trong khi mẹ vẫn đang bị nhiễm virus viêm gan B; chưa kể là chất lượng xét nghiệm, ghi chép nhầm, hay báo cáo nhầm.
Mẹ đang nhiễm ở thời kỳ cửa sổ (30 - 60 ngày) nên sẽ không phát hiện được qua xét nghiệm.
Một số trường hợp chủng đột biến virus viêm gan B nên có thể lẩn tránh hệ thống miễn dịch và sẽ không phát hiện được qua xét nghiệm máu.
Mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính nhưng trẻ có thể bị phơi nhiễm viêm gan B trong phòng sinh từ 1 sản phụ khác hoặc từ nhân viên y tế, hoặc từ người thân khác đang mắc viêm gan B.
Đường lây truyền chủ yếu của virus viêm gan B ở trẻ em
Lây từ mẹ qua con (chu sinh): Lây truyền virus từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong lúc sinh khá dễ dàng.
Lây truyền từ trẻ qua trẻ: Lây truyền thường xảy ra ở nhà, trường học, bệnh viện nhi và nhà trẻ. Cơ chế lây truyền từ trẻ qua trẻ có thể liên quan tới sự tiếp xúc các vết thương, vết trầy xước nhỏ ở trên da, niêm mạc có chảy máu, hoặc dịch tiết của vết thương. Virus viêm gan B cũng có thể lây truyền bằng cách thông qua tiếp xúc với nước bọt thông qua vết cắn, vết trầy xước khác ở vùng da và qua sự nhai thức ăn trước cho trẻ.
Lây truyền thông qua sự tiêm chích và truyền máu: Tiêm không an toàn là đường lây truyền chủ yếu của virus viêm gan B và các bệnh khác (viêm gan C, HIV).
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.