Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chú ý lựa chọn đúng và không lạm dụng nước rửa tay khô

Để chống dịch Covid-19 hiệu quả, người dân cần lưu ý lựa chọn nước rửa tay khô đảm bảo chất lượng và không nên lạm dụng dung dịch này.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ Y tế, việc rửa tay sạch sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người lại có xu hướng “lạm dụng” các dung dịch cồn rửa tay khô thay vì rửa tay bằng xà phòng, với quan niệm rằng cách làm này thuận tiện, nhanh hơn mà vẫn đạt hiệu quả tuyệt đối.

(Ảnh minh họa: KT)

Dùng nước rửa tay khô vì nhanh, gọn, tiện

Nước rửa tay khô, dung dịch rửa tay, gel rửa tay sát khuẩn... là những vật dụng có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào từ trước cửa ra-vào các tòa nhà, siêu thị, tại các bệnh viện, văn phòng làm việc... Hay trong túi xách của các chị em chắc chắn không thiếu chai nước rửa tay khô nhỏ gọn, tiện dụng để dùng bất cứ khi nào.

Tuy nhiên, điều này có phải là “lạm dụng” nước rửa tay khô hay không và nó có thể gây hại như thế nào? Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), trên thị trường có những loại nước rửa tay khô có thể bị pha lẫn hóa chất và gây kích ứng, dị ứng cho người sử dụng.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH).

BS An khuyến cáo, việc rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước từ 20-30 giây vẫn giúp phòng dịch tốt nhất và an toàn nhất.

“Rửa tay bằng xà phòng mà Bộ Y tế hướng dẫn để phòng, chống dịch Covid-19 là rất quan trọng. Con virus này là một chuỗi xoắn ADN được bao bọc bởi một vỏ bọc bằng chất béo. Chỉ có xà phòng mới phá thủng được cái vỏ đó và nó làm cho con virus bị tiêu diệt. Vì vậy, rửa tay xà phòng ở dưới vòi nước ít nhất từ 20-30 giây và rửa sạch sẽ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế là an toàn nhất. Nếu không có thì mới dùng đến các loại dung dịch rửa tay khô, sát trùng vì khả năng diệt virus của các loại dung dịch này thì không cao bằng rửa tay xà phòng”, BS An nói.

Lưu ý lựa chọn và sử dụng nước rửa tay khô với trẻ em

Thực tế, khi dịch Covid-19 bùng phát, các mặt hàng như khẩu trang y tế, nước rửa tay khô… đều cháy hàng. Không ít những kẻ trục lợi thậm chí đã sản xuất khẩu trang y tế bằng giấy vệ sinh, tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng… Với mặt hàng nước rửa tay khô, kẻ hám lợi trong mùa dịch đã sản xuất ra các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn, có thể có pha lẫn hóa chất. Khi hóa chất vào da sẽ gây kích ứng, dị ứng, người mà da nhạy cảm có thể gây lở loét hoặc gây tổn thương.

“Trên thị trường đang có muôn hình muôn vẻ nước rửa tay khô. Nếu chuẩn chỉnh thì trong nước rửa tay khô đấy phải có cồn ethanol, một số chất khác như gel, các chất thơm. Nếu phải dùng thì nên mua ở những hãng có tên tuổi, độ uy tín cao, vừa bảo vệ mình không bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn, vừa đảm bảo da tay được an toàn trước các loại hóa chất pha lẫn trong đó”, BS An khuyến cáo.

Rửa tay với xà phòng dưới vòi nước từ 20-30 giây vẫn là biện pháp an toàn nhất.

Đặc biệt, bác sĩ lưu ý việc sử dụng dung dịch rửa tay khô cho trẻ em, bởi da của trẻ em rất mỏng, chưa có những lớp chai, sạn, sần bên trên để bảo vệ khỏi các loại hóa chất khác.

BS An nhắc lại ưu tiên nhất và an toàn nhất vẫn là rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. Theo đó, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo nên hướng dẫn nhiều lần, tạo thói quen cho trẻ rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi đi học về...

“Nếu lạm dụng dung dịch rửa tay khô với da trẻ em thì rất nguy hiểm. Đấy là chưa nói có những loại hóa chất khác không chỉ tổn thương ngay trên da mà còn thấm vào trong da và thấm vào lớp mỡ dưới da. Nếu hóa chất đó độc hại, nguy hiểm nó có thể gây những tổn thương ở bên trong cơ thể vì thấm vào máu”, BS An đặc biệt cảnh báo.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Dùng nước rửa tay khô quá nhiều: Lợi bất cập hại

 

Thiên Bình/VOV.VN - Theo Báo mới
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm