Hoạt động thể lực là biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Thói quen tập luyện đều đặn giúp cải thiện sức khỏe hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, từ tim mạch, hô hấp đến miễn dịch.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tập yoga giúp giảm nồng độ "hormone căng thẳng" cortisol trong máu, nhờ đó giúp kiểm soát tình trạng viêm mạn tính gây hại cho hệ miễn dịch. Kết hợp các yếu tố như chuyển động, hít thở và thiền định, yoga là một trong những hình thức giúp duy trì sức đề kháng khỏe mạnh.
Ngoài yoga, các bài tập aerobic (đi bộ, chạy, đạp xe, nhảy dây) cũng giúp ngăn chặn tình trạng viêm và cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột. Nhờ đó, tế bào miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả, chống chọi tốt hơn với mầm bệnh bên ngoài.
Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ xảy ra khi bạn chọn lựa cường độ tập phù hợp, tập trong thời gian vừa đủ. Trong thực tế, hoạt động thể chất sẽ tạo ra áp lực lên cơ bắp. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng hormone cortisol, ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch. Tập thể dục đến mức kiệt sức, không nghỉ ngơi đầy đủ chắc chắn sẽ mang lại nhiều tác hại hơn lợi ích.
Để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh khi tập thể dục, đặc biệt trong thời gian chuyển mùa, bạn hãy thực hiện những thói quen tốt sau:
Kết hợp đa dạng các bài tập
Tập luyện các động tác yoga đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao với hệ miễn dịch.
Việc trải nghiệp và kết hợp nhiều hình thức luyện tập giúp cải thiện sức khỏe toàn diện hơn. Nếu các bài tập cardio tốt cho tim và phổi, việc nâng tạ lại giúp tăng cơ bắp. Xen kẽ với đó, bạn cũng nên thử yoga và thiền định để cơ thể có thời gian phục hồi và thư giãn.
Sắp xếp giờ tập hợp lý
Nếu bạn không tham gia tập luyện để thi đấu, hãy dành ra 20-60 phút cho mỗi buổi tập. Nhờ đó, nồng độ hormone cortisol sẽ không bị mất cân bằng. Trong ngày trời lạnh hoặc không khí ô nhiễm, tránh tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm. Bạn cũng không nên tập thể dục vào tối muộn, quá sát với giờ đi ngủ. Nhịp tim và thân nhiệt tăng cao sẽ khiến bạn thao thức, mất ngủ, gây hại cho hệ miễn dịch.
Giãn cơ kỹ càng sau buổi tập
Một bài tập thể dục hiệu quả chắc chắn sẽ khiến cơ thể nóng lên, tim đập nhanh hơn. Vì thế, sau buổi tập, bạn nên dành thời gian thả lỏng, hồi tĩnh (đi bộ nhẹ nhàng, vươn thở, vặn mình tại chỗ). Những động tác này còn giúp hệ bạch huyết hoạt động hiểu quả và đưa hệ thần kinh về trạng thái bình thường.
Giữ gìn vệ sinh khi tập luyện
Giữ vệ sinh đúng cách giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh từ phòng tập.
Nếu bạn tham gia các phòng tập thể hình, câu lạc bộ yoga, hãy giữ vệ sinh khi sử dụng không gian công cộng. Trước và sau khi tập, hãy rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn. Hạn chế đưa tay chạm lên mặt khi bạn dùng chung dụng cụ (thảm, tạ, máy tập) với người khác.
Lắng nghe cơ thể
Tập thể dục đem lại hiệu quả tốt nhất khi bạn không có dấu hiệu kiệt sức, uể oải sau buổi tập. Khi có dấu hiệu bị cảm lạnh, cảm cúm hay nhiễm virus (sốt, ho, chảy nước mũi), cố gắng tập thể dục sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch. Đây là lúc bạn cần nghỉ ngơi, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, ngủ thật nhiều để cơ thể nhanh khỏe. Tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và lâu hồi phục hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 dấu hiệu cảnh báo trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.
Con người không thể thiếu magiê, bởi vì nó rất quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương và hệ tim mạch.
Hạ phospho máu là tình trạng nồng độ phospho trong máu thấp bất thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc các bệnh như: nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc có thể xảy ra khi rối loạn sử dụng rượu.
Magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu canxi và phốtpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân.
Gia đình sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học khi chúng học ở nhà. Vậy bạn đã có cách dạy phù hợp chưa? Hãy làm theo 1 số mẹo này nếu bạn chưa có cách!
Rau xanh và trái cây là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chúng chứa nhiều vitamin và chất xơ, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chế biến đúng cách sẽ giúp tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng của rau củ.
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần phức tạp, thường bị hiểu lầm, đồng thời thông tin sai lệch và sự kỳ thị xung quanh tình trạng này vẫn còn phổ biến ở nhiều xã hội. Vậy nên việc thay đổi mọi quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần phân liệt, cũng như thúc đẩy sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những người đang sống chung với căn bệnh này là điều rất quan trọng.
Trái cây là lựa chọn hàng đầu để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn hãy đảm bảo ăn 3-4 phần trái cây mỗi ngày.