Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ gì?

Giống như tất cả các phương pháp điều trị khác, việc dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (checkpoint inhibitors) có thể gây ra một số tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch có thể hơi khác so với các phương pháp điều trị ung thư khác, do đó chúng cũng cần cách kiểm soát khác.

Không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư.

Khi nào các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư có thể bắt đầu xuất hiện?

Bạn có thể bắt đầu gặp phải các tác dụng phụ trong vòng vài ngày sau khi điều trị, nhưng thường chúng sẽ bắt đầu xảy ra sau vài tuần hoặc vài tháng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các tác dụng phụ mới có thể xuất hiện sau vài tháng kể từ khi kết thúc đợt điều trị.

Hầu hết người bệnh đều chỉ gặp phải các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra nếu bạn đang điều trị với thuốc ở liều cao, bạn kết hợp nhiều loại thuốc điều trị miễn dịch khác nhau hoặc bạn đang tiến hành liệu pháp miễn dịch trong khi kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác.

Infographic dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư:

lieu-phap-mien-dich

Làm sao để kiểm soát các tác dụng không mong muốn?

Do liệu pháp miễn dịch có bản chất khác so với các phương pháp điều trị ung thư khác, điều quan trọng là bạn cần trao đổi kỹ với bác sỹ để kịp thời theo dõi các tác dụng phụ, cũng như mức độ tiến triển của bệnh ung thư.

Trước khi bắt đầu liệu pháp miễn dịch, hãy trao đổi kỹ với bác sỹ về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bạn cần nắm rõ mức độ nguy hiểm của các tác dụng phụ này, cũng như biết khi nào cần thông báo với bác sỹ về các tác dụng không mong muốn.

Trước khi bắt đầu trị liệu, các bác sỹ cũng thường làm một số xét nghiệm, kiểm tra để xem bạn có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện liệu pháp miễn dịch hay không. Trong suốt quá trình điều trị, các bác sỹ cũng sẽ thường xuyên xét nghiệm máu và thăm khám cho bạn để phát hiện sớm các triệu chứng không mong muốn.

Thông báo với bác sỹ khi gặp phải các tác dụng phụ

Các tác dụng phụ sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu bạn phát hiện và thông báo sớm với bác sỹ. Do đó, đừng ngại trao đổi với các bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào. Nếu không được điều trị kịp thời, một số tác dụng phụ có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.

Do liệu pháp miễn dịch vẫn là một phương pháp điều trị ung thư mới, nhiều bác sỹ, chuyên gia y tế khác có thể chưa quen thuộc với những tác dụng phụ mà liệu pháp này gây ra. Do đó, bạn nên chủ động trao đổi với các chuyên gia, bác sỹ về việc mình đang thực hiện liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư.

Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc mới, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn, thuốc chống viêm có steroid, các liệu pháp thảo dược khác… trước khi trao đổi kỹ với bác sỹ điều trị ung thư cho bạn.

Điều trị các tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch sẽ được chấm theo thang điểm từ 1 - 4. Thông thường, bác sỹ sẽ chỉ cho bạn các kiểm soát các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình (cấp độ 1 - 2) tại nhà. Ví dụ, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm để kiểm soát tình trạng phát ban da.

Các tác dụng phụ từ trung bình đến nghiêm trọng (cấp độ 2 - 4) thường được điều trị bằng thuốc steroid theo hướng dẫn của bác sỹ.

Trong một số trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng (cấp độ 3 - 4), người bệnh có thể phải nhập viện để truyền steroid hoặc các loại thuốc khác qua đường tĩnh mạch. Liệu pháp miễn dịch có thể được ngừng lại cho đến khi các tác dụng phụ được kiểm soát tốt hơn.

Nếu các tác dụng phụ trở nên quá nghiêm trọng, bạn có thể phải ngừng liệu pháp miễn dịch vĩnh viễn. Trong trường hợp này, quá trình điều trị trước đó có thể đã kịp “huấn luyện” hệ miễn dịch của bạn, giúp chúng nhận ra các tế bào ung thư. Do đó, có thể bạn vẫn sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ liệu pháp này.

Dù có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng bạn không cần quá lo vì nhiều người chỉ gặp phải các tác dụng phụ nhẹ.

Một lưu ý nữa: Nếu đã điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, bạn cần trao đổi với bác sỹ điều trị ung thư trước khi tiêm chủng, bao gồm cả tiêm vaccine cúm hay vaccine COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu pháp âm nhạc - Phương pháp tích cực điều trị ung thư.

Vi Bùi - Theo suckhoecong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm