1. Làm tăng nhịp tim và huyết áp
(Ảnh: Brightside)
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng mỗi khi bạn cao giọng trọng một cuộc tranh cãi nảy lửa, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, huyết áp tăng và thở gấp. Những triệu chứng này rất nguy hiểm nếu bạn bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh về tim mạch.
Huyết áp tăng cũng là lý do khiến bạn trông rất bối rối, gò má ứng đỏ và các tĩnh mạch nổi trên da.
2. Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng
(Ảnh: Depositphotos)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thậm chí nhớ lại một cuộc tranh cãi nảy lửa mà bạn đã có trong quá khứ cũng sẽ làm giảm khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch trong khoảng 6 giờ. Phản ứng này còn đặc biệt chính xác với những người thường bình tĩnh và rất hiếm khi tức giận. Những người rất dễ nổi giận thường có hệ miễn dịch yếu hơn khiến họ rất dễ mắc các bệnh phổ biến như ho, cảm,...
3. Gây mất ngủ, ảnh hưởng hệ tiêu hóa
(Ảnh: Brightside)
Khi chúng ta tức giận, các chất hóa học gây căng thẳng tràn ngập trong não và cơ thể liên tục tạo ra những thay đổi đối với sự trao đổi chất của chúng ta. Đó là lý do tại sao càng tức giận thường xuyên, chúng ta càng dễ bị đau đầu, lo lắng, mất ngủ và thậm chí là các vấn đề về tiêu hóa. Các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh chàm, cũng có thể xuất hiện trong thời gian cực kỳ tức giận. Những người khó kiểm soát cơn tức giận của mình còn có nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim rất cao.
4. Ký ức của bạn có thể bị ảnh hưởng
(Ảnh: Pixabay)
Không phải chỉ những chấn thương nặng ở đầu mới có thể gây mất trí nhớ, căng thẳng do tức giận cũng có thể ảnh hưởng đến ký ức của bạn. Ví dụ như khi bạn có một cuộc trò chuyện bằng lời nói tức giận với ai đó, cả hai đã thốt ra những lời lẽ gay gắt với đối phương. Nhưng sau khi cuộc cãi vã kết thúc, một hoặc cả hai bạn có thể sẽ ghi nhớ sai lệch về cuộc trò chuyện hoặc đã quên hoàn toàn một số ký ức nhất định.
5. Người bị mắng, la hét nhiều có thể phát triển hành vi tiêu cực
(Ảnh: Depositphotos)
La mắng không chỉ có hại cho những người “mắng”, mà còn cho những người “bị mắng” đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. La hét với trẻ em có thể gây hại cho chúng theo nhiều cách.
- Các vấn đề về hành vi của trẻ có thể trở nên tồi tệ hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những bậc cha mẹ la mắng con cái, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, sẽ chỉ mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho con, thúc đẩy chúng thực hiện những hành vi tồi tệ hơn.
- Sự phát triển não bộ của trẻ thay đổi. Những người bị la mắng nhiều trong thời thơ ấu dường như có cấu trúc não khác biệt trong các bộ phận xử lý âm thanh và ngôn ngữ.
- Trẻ có thể mắc những cơn đau mãn tính. Một số vấn đề có thể theo trẻ đến hết đời bao gồm đau lưng và cổ, đau đầu và thậm chí là viêm khớp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thường xuyên căng thẳng? Đây là cách giảm stress tự nhiên.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn đã bao giờ thức dậy với cơn đau đầu dữ dội và không thể xác định được nguyên nhân chưa? Các chuyên gia tin rằng có thể do 1 trong 4 “thủ phạm” dưới đây.
Mùa xuân, với thời tiết giao thoa giữa cái lạnh còn sót lại của mùa đông và sự ấm áp đang lên của mùa hè, là thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…