Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tức giận có phải là một triệu chứng của trầm cảm?

Bất cứ ai cũng đều tức giận một lần trong đời. Đó là những thời điểm tuy ngắn nhưng vô cùng khó khăn. Đôi khi, sự tức giận có thể kéo dài và nếu chúng trở thành một quá trình lâu dài, chúng có thể là một triệu chứng của trầm cảm.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa cảm giác tức giận và tình trạng trầm cảm. Theo đó, nghiên cứu quan sát trên các đối tượng trầm cảm thấy rằng có tới 1 phần 3 những người này xuất hiện các cơn giận dữ bất thường.

Các triệu chứng của tức giận và trầm cảm

Tức giận là cảm giác bạn có thể trải qua ở một vài thời điểm nào đó. Một số triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Tăng huyết áp
  • Nổi cơn thịnh nộ
  • Hành vi hung hăng

Trầm cảm là cảm giác bản thân thấy chìm sâu trong nỗi buồn nào đó hay mất hết hy vọng, chán nản kéo dài trong ít nhất 1 tuần hoặc lâu hơn. Triệu chứng của trầm cảm có thể bao gồm:

  • Tức giận
  • Cảm thấy bối rối, buồn bã, tuyệt vọng
  • Sụt cân hoặc tăng cân nghiêm trọng
  • Mất hết hứng thú với mọi thứ xung quanh hay các hoạt động bình thường
  • Cảm thấy không còn năng lượng hoạt động
  • Đau người hoặc đau đầu không có nguyên nhân cụ thể từ bên ngoài
  • Xuất hiện suy nghĩ tự làm hại bản thân, thậm chí là tự tử

Những người trải qua cảm giác tức giận hay trầm cảm đều cho biết họ có cảm giác giận dữ. Hơn nữa, họ rất dễ thể hiện sự tức giận của bản thân thông qua gây hấn hay hành vi bạo lực đối với người thân, thậm chí là vợ/chồng. Nếu bạn cảm thấy bản thân chuẩn bị rơi vào tình trạng này, bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh làm hại chính bản thân mình và những người xung quanh.

Tôi có nên tìm đến bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp cảm thấy trầm cảm hoặc bản thân đang trải qua những cơn tức giận kéo dài. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định điều đó có thể tự trôi qua hay không, hay cần điều trị can thiệp. Tức giận có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý hay một vấn đề sức khỏe nào tiềm ẩn. Gặp bác sĩ chính là cách giúp bạn tìm ra nguyên nhân đó.

Khi bạn đến gặp bác sĩ, đừng quên liệt kê tất cả các vấn đề đang làm bạn bận tâm. Bác sĩ có thể thảo luận với bạn về những điều đang làm thay đổi cuộc sống của bạn. Họ có thể hỏi các câu hỏi về các mối quan hệ, công việc, gia đình hay bất cứ điều gì ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn hiện tại. Bác sĩ cũng cần biết rằng các cảm xúc của bạn đang trải qua xuất hiện chỉ 1 lần trong 1 thời điểm hay xuất hiện mỗi ngày. Hãy cởi mở, thẳng thắn và thật thà với bác sĩ, bởi vì họ ở đây là để giúp bạn và họ cần phải biết mọi thứ có thể là nguyên nhân đang xảy ra với bạn.

Bác sĩ cũng sẽ muốn biết tiền sử gia đình bạn để xem có ai có những triệu chứng tương tự bạn.

Phương pháp điều trị

Nếu bác sĩ cảm thấy các lần tức giận của bạn xuất phát từ một nguyên nhân đặc biệt hay do từ một cá nhân cụ thể nào đó, cách điều trị được gợi ý ở đây chính là tránh xa các vấn đề đó. Bác sĩ có thể sẽ gợi ý cho bạn thay đổi thói quen như tập hít thở mỗi khi bạn cảm thấy cơn tức giận chuẩn bị ập đến, hoặc ra ngoài và tìm một khoảng không gian thoáng đãng và rũ bỏ mọi suy nghĩ trong đầu. Những biện pháp này có thể giúp bạn kiểm soát cơn tức giận và giữ tâm trí bình tĩnh hơn trước các tác nhân gây giận dữ.

Khi bạn cảm thấy các cơn tức giận vẫn tiếp tục xảy ra từ 2 tuần trở lên và không thuyên giảm, có lẽ đã đến lúc bạn cần thêm cách thức điều trị mới. Bác sĩ có thể đưa ra các liệu pháp đánh giá lại sức khỏe tổng thể của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ giám sát để hiểu rõ vì sao bản cảm thấy tức giận và giúp bạn kiểm soát những áp lực mà bạn đang gặp phải.

Bác sĩ cũng sẽ cho bạn sử dụng thuốc nếu như tình hình tiếp tục tồi tệ hơn. Bạn có thể phải thử nhiều loại thuốc, với nhiều liều lượng khác nhau trước khi tìm ra được cách điều trị hiệu quả nhất cho bản thân. Hãy kiên nhẫn và đừng ngừng uống thuốc mà không có sự chấp thuận từ bác sĩ.

Bạn cũng nên trải lòng với những người xung quanh. Khi bạn tin rằng những vấn đề mình gặp phải đang khiến bản thân trở nên giận dữ và căng thẳng, khiến cuộc sống trở nên khó khăn, đừng đối mặt với nó một mình. Hãy chia sẻ những mối quan tâm lo lắng của bạn với những người bạn thân, gia đình và bác sĩ. Tập các bài tập giúp giảm stress, và sử dụng đầy đủ các loại thuốc mà bác sĩ đưa cho bạn.

Tổng kết

Để đối mặt với áp lực và sự giận dữ, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được điều trị theo một kế hoạch cụ thể, hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có những phương pháp giúp bạn kiểm soát các triệu chứng này, giúp bạn trở về với cuộc sống hàng ngày mà không gặp khó khăn. Hãy trải lòng với những người bạn thân, gia đình để họ có thể thấu hiểu và cảm thông, tập luyện các bài tập đều đặn hàng ngày để giúp tinh thần và thể trạng tốt hơn, và đặc biệt, dành cho bản thân những giấc ngủ ngon vào buổi tối.

Tham khảo thêm thông tin tại: Stress ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Bình luận
Tin mới
Xem thêm