Tập yoga, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng run mạn tính.
Dưới đây là một vài thói quen bạn nên thực hiện để cải thiện tình trạng run tay mạn tính hiệu quả:
Tập yoga
Có thể coi yoga là bài tập kết hợp các lợi ích của việc thiền định và tập thể dục. Nhiều động tác yoga có thể giúp giãn cơ, từ đó giúp giảm căng thẳng và giải tỏa lượng adrenaline dư thừa trong cơ thể. Chưa kể, tập yoga thường xuyên còn có thể giúp bạn kiểm soát hoạt động của hệ thần kinh hiệu quả hơn, duy trì hiệu quả cải thiện chứng run tay tốt hơn.
Massage
Massage cũng là cách tốt để giảm căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, massage cổ - vai - gáy, massage chân sau một ngày làm việc vất vả có thể giúp bạn thấy thoải mái hơn, từ đó cải thiện tình trạng run tay mạn tính hiệu quả hơn.
Ngoài việc đi massage hay nhờ người thân giúp đỡ, bạn cũng có thể tự massage tại nhà bằng cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ.
Ngủ sâu, ngủ đủ giấc
Việc duy trì chất lượng giấc ngủ tốt có rất nhiều lợi ích sức khỏe, cả cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo đó, các cơn run tay có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/đêm để giảm lo lắng, cải thiện các cơn run tay.
Nếu bạn thường hay thấy khó ngủ, hãy hạn chế thời gian dùng các thiết bị điện tử trong khoảng vài tiếng trước đó. Bạn cũng có thể tập các kỹ thuật thư giãn như viết nhật ký, nghe nhạc nhẹ… để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cảnh giác với các căn bệnh có thể gây run tay
Dù tình trạng run có thể chỉ là triệu chứng của việc lo lắng, căng thẳng quá mức, nhưng nếu cơn run ngày càng trở nặng, khó kiểm soát, bạn nên cảnh giác với một số bệnh lý như rối loạn lo âu, run vô căn, bệnh Parkinson…
Tốt hơn hết, bạn nên chủ động đi khám để được các chuyên gia chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Trò chuyện cùng các chuyên gia tâm lý trị liệu có thể giúp bạn học các kỹ thuật trấn tĩnh, từ đó giúp giảm run tay hiệu quả hơn mỗi khi thấy lo lắng, hồi hộp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có những cách nào để khắc phục tình trạng run tay khi hồi hộp?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.