Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng run tay khi hồi hộp:
Những cách giảm nhanh run tay do lo lắng, căng thẳng
Tình trạng run tay tạm thời do lo lắng, căng thẳng có thể dễ dàng được khắc phục bằng các kỹ thuật thư giãn dưới đây:
Hít thở sâu: Hít thở sâu, chậm rãi có thể kích thích hệ thần kinh đối giao cảm, giúp ngăn chặn việc sản sinh các hormone gây căng thẳng, giúp bạn bình tĩnh hơn, từ đó giảm dần run tay.
Tốt hơn hết, bạn nên hít vào từ từ bằng mũi, giữ hơi thở trong khoảng 3 giây sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Tiếp tục hít thở sâu như vậy từ 5 - 10 phút. Nếu có thể, bạn nên ngồi hoặc nằm xuống khi hít thở sâu để tăng hiệu quả giảm run tay nhanh chóng.
Ngồi thiền: Lo lắng, căng thẳng quá mức có thể kích hoạt cơn run tay, hoặc khiến tình trạng run tay vốn có trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn có thể ngồi thiền để chuyển hướng sự chú ý của mình ra khỏi các nguyên nhân gây căng thẳng. Điều này sẽ giúp cơn run tay nhanh chóng biến mất.
Tắm muối Epsom: Muối Epsom là tên gọi khác của muối vô cơ magne sulphate, có chứa magne, lưu huỳnh và oxy (MgSO4). Tắm muối Epsom có thể giúp cải thiện hệ thần kinh, giảm căng thẳng hiệu quả. Nguyên nhân là bởi magne trong muối Epsom có thể giúp làm tăng nồng độ hormone serotonin, giúp bạn thư giãn tốt hơn.
Để giảm tình trạng run tay do lo lắng, căng thẳng, bạn chỉ cần thêm 1 cốc muối Epsom vào bồn nước ấm, khuấy đều và ngâm mình khoảng 20 phút.
Đi dạo: Đi dạo có thể giúp giải phóng bớt lượng adrenaline tích tụ trong cơ thể, từ đó làm giảm triệu chứng run tay. Đặc biệt, đi bộ ngoài trời có thể giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp cải thiện hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Tập thể dục: Hoạt động thể chất là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm các triệu chứng rối loạn lo âu. Tập thể dục không chỉ giúp giải phóng các hormone giúp bạn thấy hạnh phúc như endorphin mà còn giúp bạn giải tỏa năng lượng dồn nén, nguyên nhân chính gây run tay.
Những cách khắc phục tình trạng run tay về lâu dài
Nếu nhận thấy tình trạng run tay diễn ra thường xuyên, bạn nên cẩn thận với tình trạng rối loạn lo âu. Trong trường hợp này, bạn nên tìm cách giảm căng thẳng từ các thói quen hàng ngày:
Tập yoga: Nhiều động tác yoga có thể giúp bạn giãn cơ bắp, giúp giảm căng thẳng và loại bỏ nồng độ adrenaline dư thừa trong cơ thể.
Một số tư thế yoga bạn có thể thực hiện để giảm run tay bao gồm: Tư thế chó úp mặt (downward facing dog), tư thế trồng chuối (handstand), tư thế cây cầu (bridge pose), tư thế gác chân lên tường (legs up the wall pose)…
Massage: Massage cũng là một cách giảm nồng độ hormone gây căng thẳng hiệu quả. Nhiều chuyên gia cho rằng, những người hay bị run tay (cả do căng thẳng mạn tính hoặc do run vô căn) nên dành thời gian massage khoảng 1 lần/tháng để kiểm soát tình trạng run hiệu quả hơn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Tình trạng run tay có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn hay bị thiếu ngủ, mất ngủ, không ngủ đủ giấc. Do đó, hãy cố gắng ngủ đủ 7 - 9 tiếng/đêm để giảm run tay do lo lắng, căng thẳng mạn tính.
Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu magne, acid béo omega-3, uống trà xanh hoặc trà cúc La Mã để cải thiện hệ thần kinh, giảm lo lắng và run tay hiệu quả.
Bổ sung tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh từ thảo dược: Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên trong thiên ma, câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm lo lắng, căng thẳng đồng thời có vai trò tương tự như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh.
Về lâu dài, việc bổ sung các tiền chất dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể tự thiết lập, cân bằng lại các rối loạn, từ đó giúp giảm run tay chân hiệu quả. Hiện nay, thiên ma và câu đằng được phối hợp với 11 thành phần thảo dược và hoạt chất quý khác tạo nên thực phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng bệnh run chân tay do nhiều nguyên nhân, bạn có thể sử dụng để giảm run cho mình và ngăn chặn bệnh nặng hơn.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tại sao bạn bị run tay, run tay có cần phải đi khám?
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.