Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 10 - 20% trẻ em bị rối loạn vận động, trong đó nổi bật nhất là các triệu chứng run tay. Đặc biệt, một nghiên cứu năm 2011 của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy, tình trạng run nhẹ một tay ở trẻ nhỏ là khá phổ biến (51%), trong khi đó run cả 2 tay ít phổ biến hơn (với tỷ lệ khoảng 10,7%).
Các nhà khoa học cũng nhận thấy các bé trai có nguy cơ bị run nhiều hơn bé gái, tình trạng run tay trái diễn ra nhiều hơn so với tay phải.
Vậy run tay ở trẻ em là gì, triệu chứng thế nào ?
Run tay ở trẻ em là một dạng rối loạn vận động xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đó là một dạng chuyển động không tự nguyện, dao động với một tần số, biên độ nhất định. Các cơn run ở trẻ em có thể được phân thành các dạng như:
Trẻ nhỏ cũng có thể bị run tay trong nhiều trường hợp
- Run khi nghỉ ngơi: Cơn run xảy ra trong khi nghỉ ngơi, run giảm dần khi vận động.
- Run khi vận động: Xảy ra khi thực hiện các cử động có chủ ý.
- Run động: Cơn run xảy ra khi tay hoặc chân cử động.
- Run tư thế: Xảy ra khi trẻ không cử động tay chân, nhưng các bộ phận này lại chịu tác động của trọng lực (ví dụ như khi đưa thẳng tay/chân ra phía trước).
- Run khi tay/chân ở nguyên một vị trí, nhưng lại tác động lực lên một vật thể khác.
Nguyên nhân run tay ở trẻ em và hướng điều trị?
Nguyên nhân gây run tay ở trẻ em có thể bao gồm các nguyên nhân lành tính (như do bồn chồn, rùng mình), di truyền (run vô căn), do nguyên nhân thần kinh (tổn thương não, đột quỵ, hội chứng MELAS, viêm dây thần kinh ngoại biên), bệnh nội tiết (cường giáp), vấn đề chuyển hóa (thiếu calci, glucose, magne, vitamin B12), tiếp xúc với các chất kích thích (thuốc chống động kinh, hen suyễn, caffeine), yếu tố tâm lý.
Trong số các nguyên nhân gây run tay ở trẻ em, run tay do run vô căn là tình trạng rối loạn vận động phổ biến nhất. Theo đó, có tới 50% người trưởng thành cho biết họ có các cơn run khởi phát từ khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo trẻ nhỏ có xu hướng ít chú ý tới các triệu chứng run tay, đặc biệt khi các cơn run không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống thường ngày. Chỉ khi tới độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ mới thực sự chú ý tới triệu chứng run tay do chúng ảnh hưởng tới khả năng học tập, giao tiếp xã hội.
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ bị run với tần số cao ở tay. Điều này có thể gây ra khó khăn khi bé ăn hoặc viết, vẽ.
Hầu hết trẻ bị run vô căn đều không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn run quá nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, các bác sỹ có thể cân nhắc cho trẻ dùng thuốc primodone, propranolol hoặc benzodiazepine để giảm triệu chứng run. Các phương pháp phẫu thuật, điều trị xâm lấn khác có thể được cân nhắc khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành.
Do trẻ nhỏ không có nhiều lựa chọn trong việc điều trị run tay, cha mẹ có thể cân nhắc, trao đổi với bác sỹ cho bé dùng các biện pháp hỗ trợ điều trị từ thảo dược để giảm run tay tự nhiên. Các loại thảo dược như thiên ma, câu đằng có công dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng và bồi bổ thần kinh, qua đó làm giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường ở trẻ.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Có những cách nào để khắc phục tình trạng run tay khi hồi hộp?