Người bệnh Parkinson nên có chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát bệnh
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, ảnh hưởng tới khả năng cử động, giữ thăng bằng… của người bệnh. Để giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn vận động, run tay chân, bạn nên chú ý trong chế độ ăn những thực phẩm, gia vị và đồ uống giúp cải thiện chức năng não bộ dưới đây.
1. Nước lọc
Uống đủ nước có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, huyết áp thấp, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Đây đều là những vấn đề tiềm ẩn, phổ biến ở người bệnh Parkinson.
2. Cà phê và trà xanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như trà và cà phê có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh, nguyên nhân gây ra các bệnh Alzheimer, Parkinson. Đặc biệt, trà xanh chứa nhiều dưỡng chất thực vật (phytochemical) giúp chống oxy hóa cho não bộ. Nghiên cứu trên Tạp chí Nutrition, Health and Aging cũng chỉ ra rằng, uống trà xanh thường xuyên có thể cải thiện khả năng ghi nhớ.
3. Gừng
Gừng là loại gia vị có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson, đặc biệt là các loại thuốc thúc đẩy hình thành dopamine trong não bộ.
4. Các loại cá
Các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá ngừ đều là những thực phẩm tốt cho người bệnh Parkinson. Các loại cá giúp cung cấp protein, acid béo omega-3 cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, não bộ có tới 60% là chất béo và cholesterol, do đó ăn nhiều cá có thể giúp cải thiện chức năng não bộ. Chưa kể, hàm lượng vitamin B12 dồi dào trong các loại cá cũng giúp bảo vệ não bộ khỏi các thoái hóa thần kinh.
5. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như lựu, dâu tây, nam việt quất, việt quất, mâm xôi đen... đều chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho não bộ, giúp giảm căng thẳng cho các tế bào não đã bị thoái hóa, lão hóa.
6. Các thực phẩm giàu luteolin
Luteolin là một hợp chất có thể giúp tăng cường chức năng não bộ, giúp giảm viêm và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. Các loại thực phẩm giàu luteolin có thể kể đến như cà rốt, cần tây, ớt và dầu olive.
7. Mận khô
Mận khô rất giàu các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin A và kali. Chưa kể, ăn nhiều mận khô còn giúp khắc phục tình trạng táo bón cho người bệnh Parkinson.
8. Chocolate
Đây là thực phẩm giàu flavinoid, các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Chưa hết, chocolate đen (loại chứa hơn 70% cocoa) có thể giúp làm tăng nồng độ serotonin trong não bộ. Đây là hormone giúp điều chỉnh tâm trạng, giúp người bệnh Parkinson kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra rằng, cocoa trong chocolate đen có chứa phenylethylamine, chất có khả năng thúc đẩy giải phóng dopamine trong não bộ.
9. Đu đủ
Không chỉ chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho chức năng não bộ, đu đủ còn chứa nhiều enzyme papain có thể giúp làm mềm thịt, làm loãng nước bọt, từ đó giúp người bệnh Parkinson dễ nhai, nuốt thức ăn hơn.
10. Óc chó
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên ăn quả óc chó có thể “đảo ngược” phần nào quá trình thoái hóa não bộ, cải thiện khả năng ghi nhớ, khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Nguyên nhân có thể do các chất chống oxy hóa trong quả óc chó giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào não.
11. Bột yến mạch
Bột yến mạch là một món ăn giàu chất xơ, ít calorie, giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch và khắc phục tình trạng cholesterol cao cho người bệnh Parkinson. Chưa hết, bột yến mạch là một lựa chọn tốt cho bữa ăn sáng vì chúng có hàm lượng protein thấp. Trên thực tế, hàm lượng protein cao có thể làm giảm sự hấp thụ L-dopa (tiền chất của dopamine trong não bộ).
Việc kết hợp khéo léo các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh Parkinson có thể lựa chọn sử dụng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên có công dụng giúp nuôi dưỡng não bộ và bảo vệ tế bào thần kinh.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Các giai đoạn của bệnh Parkinson
TS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, khi khuyến cáo người dân các biện pháp phòng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, điều đầu tiên ông đề cập là nên giảm lượng thịt đỏ.
SEA Games 31 đang diễn ra với lịch thi đấu giữa các đội, trong đó có môn thể thao vua là bóng đá. Và không ít người bệnh tim mạch là "fan" hâm mộ môn thể thao này, muốn hòa mình vào không khí sôi động của các trận túc cầu.
Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến mũi, họng và phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể trở năng và đe dọa đến tính mạng. Virus cúm thay đổi liên tục, có thể khiến bệnh trở nên khó điều trị. Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng của cúm, một số liệu pháp thay thế như xông hoặc sử dụng tinh dầu cũng có hiệu quả cao.
Nghe kém ở trẻ em sẽ dẫn đến giảm hoặc mất khả năng phát triển lời nói và ngôn ngữ. Phát hiện sớm nghe kém và áp dụng phương pháp can thiệp phù hợp giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Một trong những chấn thương hàng đầu trong thể thao là căng cơ. Bài viết sẽ chỉ ra nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc khi bị căng cơ tại nhà.
Nếu không để ý tránh 10 sai lầm dưới đây, việc mua giày rất có thể sẽ trở thành việc bỏ tiền để mua phiền toái.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc chuẩn bị sẵn những thực phẩm tốt vừa giúp sức khỏe được chăm sóc đúng hướng mà lại không lãng phí thời gian quý báu của bạn.
Tiêu chảy là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ em khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và dễ dàng bị rối loạn. Cùng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em.