Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 cách tự nhiên để điều trị bệnh axit dạ dày thấp

Để chống lại vấn đề axit dạ dày thấp, bạn nên cân bằng độ pH trong dạ dày bằng một phương pháp tự nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 cách tự nhiên có thể làm theo để cải thiện axit dạ dày và chức năng tiêu hóa.

1. Ăn gim táo

Điều đầu tiên bạn có thể làm để bắt đầu cân bằng độ pH trong dạ dày là sử dụng giấm táo ngay trước bữa ăn bằng cách lấy một muỗng canh giấm nguyên chất và một lượng nước rất nhỏ. Giấm táo là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời vì giấm táo có độ pH cân bằng với dạ dày của bạn.

2. Ung men tiêu hóa

Bước số 2 mà bạn nên thực hiện để cải thiện lượng axit trong dạ dày của mình là sử dụng men tiêu hoá. Lấy một hỗn hợp men tiêu hóa và uống một đến hai nắp ngay trước bữa ăn của bạn. Bạn thậm chí có thể dùng nó với giấm táo.

Men tiêu hóa sẽ giúp bạn phân huỷ hoàn toàn các chất dinh dưỡng mà bạn ăn vào. Nếu axit trong dạ dày của bạn quá cao thì điều đó thực sự sẽ không cho phép bạn phân hủy thức ăn mà bạn đang ăn. Vì vậy, bạn phải bổ sung nhiều enzym. Mặc dù, đó không phải là thứ bạn nên dùng trong suốt quãng đời còn lại, nhưng nó là thứ bạn nên dùng cho đến khi axit trong dạ dày của bạn cân bằng.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nên tránh khi bị trào ngược dạ dày

3. Thêm HCL và Pepsin vào chế độ ăn ung ca bn

Nếu có axit dạ dày thấp thì bạn có thể cân nhắc thêm HCL với pepsin (axit hydrochloric với pepsin) vào chế độ ăn uống của mình. Axit hydrochloric được tạo ra một cách tự nhiên trong dạ dày của bạn. Đó là yếu tố chính tạo ra môi trường axit để phân hủy thức ăn. Nhưng nếu bạn thiếu axit clohydric, bạn sẽ không thể tiêu hóa hoàn toàn protein. Theo thời gian, nó cũng có thể gây ra tình trạng gọi là rò rỉ ruột.

Vì vậy, nếu bạn muốn chữa lành và sửa chữa đường ruột của mình thì bạn có thể bắt đầu sử dụng HCL và pepsin. Khi sử dụng, những chất bổ sung này sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị đường tiêu hóa, chống trào ngược axit và cải thiện lượng axit dạ dày thấp. Ngoài ra, nó cũng là một trong những chất bổ sung khi đường ruột bị rò rỉ.

Một mẹo sử dụng HCL là dùng nó trong khi bạn đang được bác sĩ chăm sóc hoặc bắt đầu với một viên nang. Chỉ dùng HCL với pepsin nếu bạn có protein trong bữa ăn. Nếu bạn không có protein trong bữa ăn, bạn không nên sử dụng nó. Nếu bạn đang ăn khá  nhiều thực phẩm giàu protein từ bữa ăn như thịt gà hoặc thịt bò thì bạn nên dùng HCL. Khi bạn cảm thấy ấm bụng, điều đó có nghĩa là bạn đã uống đủ. Một số người cần một viên nang; nhưng những người khác có thể cần dùng tới 9 viên HCL với pepsin.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho người đau dạ dày

4. Nhai k thc ăn và ăn thành nhiu ba nh

Một trong những phương pháp giúp bạn điều trị bệnh axit dạ dày thấp đó là đảm bảo bạn nhai kỹ thức ăn. Hãy tạo thử thách nhai 30 lần rồi nuốt. Ngoài ra, hãy ăn khối lượng ít hơn trong một bữa. Nếu bạn đang ăn những bữa ăn rất lớn, bạn sẽ không cho phép cơ thể mình hồi phục. Đó là một vấn đề.

Ngoài ra, hãy thử nhịn ăn hoặc nhịn ăn gián đoạn. Nhiều lợi ích sức khoẻ của việc nhịn ăn và nhịn ăn gián đoạn sẽ hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột tổng thể của bạn và có thể đảo ngược tình trạng axit dạ dày thấp.

Một phần của quá trình chữa lành cơ thể là để nó phục hồi. Nếu bạn liên tục ăn từ sáng đến tối mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ không có thời gian để hồi phục và chữa lành. Nhịn ăn là một cách tuyệt vời khác để giúp cân bằng axit trong dạ dày.

Vì vậy, hãy nhớ rằng, bạn cần axit dạ dày. Nó tốt cho bạn và bạn hãy điều chỉnh nó về mức độ cân bằng. Nếu bạn làm theo các biện pháp khắc phục tại nhà này để điều trị tình trạng axit thấp trong dạ dày, chắc chắn bạn sẽ thấy kết quả nhanh chóng. 

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

CNDD Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm