Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bao lâu thì tiền đái tháo đường tiến triển thành đái tháo đường type 2?

Người bị tiền đái tháo đường (hay tiền tiểu đường) có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau bao lâu? Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ này?

Thời gian tiền đái tháo đường tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2 là bao lâu?

Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe gồm tổn thương mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan, khiến bạn dễ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về thận.

Kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán bạn có đang bị tiền đái tháo đường hay đái tháo đường hay không. Nếu đang bị tiền đái tháo đường, một số thay đổi trong lối sống giúp bạn giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Tiền đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng vẫn không đủ cao để được coi là bệnh đái tháo đường type 2.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, phần lớn những người mắc tiền đái tháo đường không biết về tình trạng này của mình vì các triệu chứng thường không rõ ràng và nhẹ hơn so với của bệnh đái tháo đường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tại Ấn Độ, ước tính có khoảng 77 triệu người trên 18 tuổi mắc đái tháo đường type 2, gần 25 triệu người mắc tiền đái tháo đường. Đáng quan ngại là hơn 50% người dân không biết về tình trạng bệnh đái tháo đường của mình, dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Tiền đái tháo đường có tiến triển thành bệnh đái tháo đường không?

Bác sĩ nội tiết cao cấp Sandeep Reddy (Bệnh viện Kamineni, Hyderabad, Ấn Độ) cho biết: "Tiền đái tháo đường không được điều trị có thể tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2.

Nó cho thấy tình trạng kháng insulin của cơ thể hoặc sản xuất không đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu không được giải quyết, lượng đường trong máu tăng lên, dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2".

CDC Mỹ gợi ý rằng, nếu không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để kiểm soát, nhiều người mắc tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2 trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp tiền đái tháo đường đều sẽ phát triển thành đái tháo đường type 2. Bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định, bạn có thể đảo ngược tình trạng tiền đái tháo đường và ngăn chặn sự tiến triển.

Thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2?

Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2?

Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả, gồm:

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập trung vào thực phẩm toàn phần như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh, đồng thời tránh thực phẩm có đường và chế biến sẵn.

- Tập thể dục thường xuyên, đặt mục tiêu dành 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe để cải thiện độ nhạy insulin và duy trì cân nặng khỏe mạnh. 

- Kiểm soát cân nặng.

- Quản lý căng thẳng thông qua yoga, thiền hoặc dành thời gian với tự nhiên.

- Khám sức khỏe định kỳ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh đái tháo đường bao lâu thì biến chứng, làm sao để phòng ngừa?

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

Xem thêm