Lười vận động có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Xu hướng đi ngược lại lối sống khoa học của nhiều người trẻ hiện nay không chỉ là cuộc sống về đêm, vừa ăn vừa làm việc.
Nó còn được thể hiện ở việc ngồi, nằm lì một chỗ không vận động. Khi tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại để giải trí, làm việc, con người dần trở nên lười hoạt động hơn bởi sức hút của thiết bị điện tử quá lớn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thói quen lười vận động thể chất đang trở thành một “đại dịch” nguy hiểm và là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong trên toàn cầu.
Mỗi năm thế giới có khoảng 3,2 triệu ca tử vong do không hoạt động thể chất. Các ước tính toàn cầu hiện nay cho thấy, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người không đáp ứng đủ mức độ vận động khuyến nghị.
Theo Vnexpress.net, Việt Nam là một trong 10 nước có người dân lười vận động nhất thế giới. Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có đến 30% người Việt trưởng thành thiếu vận động thể chất.
Tố chất về thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam xếp vào mức kém so với tiêu chuẩn.
Nghiên cứu năm 2019 của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ ra, trung bình một người Việt đi bộ 3.660 bước mỗi ngày, nhưng dân văn phòng chỉ là 600 bước, trong khi khuyến nghị của WHO là 10.000 bước.
Lười vận động khiến bạn lúc nào cũng trong tình trạng ủ rũ, mệt mỏi, không thanh lọc được các chất trong cơ thể.
Đặc biệt, không vận động còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng, cơ bắp, toàn thể trạng chung. Không chỉ vậy, khi năng lượng được hấp thụ vào cơ thể nhiều hơn lượng calo tiêu hao, bạn sẽ dễ mắc những căn bệnh nguy hiểm như: Thừa cân, béo phì, đái tháo đường...
Lười vận động là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.
Viện Quốc gia về bệnh đái tháo đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Mỹ cho biết, lối sống ít vận động là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, từ đó, có thể tạo điều kiện cho bệnh đái tháo đường type 2 phát triển.
Đái tháo đường được biết đến là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 53 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20-79 tuổi thì có 1 người mắc đái tháo đường; Cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.
Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường.
Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Theo dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở một người.
Theo khuyến nghị của WHO mức độ hoạt động thể chất của từng đối tượng như sau: Người trưởng thành nên thực hiện 150-300 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải (đi bộ, nâng tạ, tập thể dục nhẹ nhàng) hoặc 75-150 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh (chạy, đi xe đạp, bơi lội) mỗi tuần; Trẻ em và thanh thiếu niên, trung bình 60 phút/ngày hoạt động thể chất cường độ trung bình đến mạnh trong tuần sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn quá nhiều đường. Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành không nên dùng quá 25gr đường mỗi ngày, tương đương 5 thìa cà phê.
Nhìn chung, hoạt động thể chất là một trong những cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cải thiện sức khỏe tổng thể. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy dành khoảng thời gian nhất định để tập luyện. Dù chỉ bằng những động tác đơn giản cũng có ích cho cơ thể, tránh tình trạng trì trệ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lười vận động: "Thủ phạm" gây béo phì ở trẻ.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.