Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi mắc bệnh tay chân miệng

Trong thời gian trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần hạn chế một số thực phẩm có thể làm tăng khả năng lây truyền và gây khó chịu cho trẻ. Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, ngoài việc cho trẻ ăn lỏng, lạnh, lạt, trẻ mắc bệnh tay chân miệng còn phải đặc biệt lưu ý một số điều khác.

Trẻ mắc tay chân miệng kiêng ăn gì?

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, khi trẻ bị tay chân miệng, vết loét làm cho trẻ đau. Do vậy, lượng thức ăn cho trẻ không cần nhiều nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, giúp con có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với bệnh tật.

Theo đó, cho trẻ ăn thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng, chứ không ăn vặt giống như bình thường, ví dụ như snack vừa khô lại không bổ sung được dinh dưỡng cho trẻ.

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi mắc bệnh tay chân miệng - Ảnh 1.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.

(Ảnh: K.V)

Dưới đây là danh sách một số thực phẩm TS.BS Trần Thị Minh Hạnh khuyến cáo không nên cho trẻ ăn khi mắc bệnh tay chân miệng:

  • Không sử dụng gia vị nồng cay hay nóng. Thực phẩm cay có thể gây kích ứng cho các vết loét trong miệng và làm tăng cảm giác đau rát, ví dụ như tiêu, ớt. Do vậy, chỉ nên chế biến thức ăn ít gia vị.

  • Không sử dụng thực phẩm có vị chua, ví dụ như cam, chanh, bưởi hay cà chua. Những thực phẩm có vị chua như vậy khi trẻ ăn sẽ bị xót, đau.

  • Không sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffein, ví dụ như nước ngọt bởi chúng chứa nhiều đường, không mang lại giá trị dinh dưỡng, thay vào đó nên cho trẻ uống nhiều nước lọc.

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi mắc bệnh tay chân miệng - Ảnh 2.

Không sử dụng gia vị nồng cay hay nóng đối với trẻ bị tay chân miệng.

Làm gì khi trẻ mắc tay chân miệng không chịu ăn, uống?

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh chia sẻ, khi trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng, không chịu ăn uống thì nguy cơ về thiếu dinh dưỡng và đặc biệt nguy cơ về thiếu nước rất cao, cho nên phải xem lý do nào khiến trẻ không chịu ăn uống.

Nếu như trẻ đau do trong miệng nhiều vết loét, khi đó người nhà cho bé đi khám bác sĩ để bác sĩ cho thuốc, trẻ sẽ đỡ đau. Và khi giảm đau, trẻ sẽ ăn uống được (có thể ăn sẽ đau hơn uống). Lúc này, phụ huynh có thể nghiền nhỏ thức ăn cho trẻ hoặc cho một chút men vào để loãng ra. Đồng thời sử dụng thức ăn mát, không nóng quá và cho trẻ ăn từng muỗng nhỏ một.

"Phụ huynh nên nhớ thức ăn nấu cho bé vị đơn giản, không nên sử dụng nhiều gia vị thì trẻ sẽ không bị xót. Bởi lẽ, khi thức ăn tiếp xúc với niêm mạc bị loét sẽ xót, đau. Khi bác sĩ bôi thuốc vào, trẻ sẽ bớt đau và khi đó trẻ có thể ăn được", bác sĩ Minh Hạnh nói.

Bác sĩ Hạnh lưu ý rằng, có thể lúc này trẻ chưa ăn được như bình thường nhưng trẻ ăn từng muỗng và phụ huynh tăng số bữa ăn trong ngày lên, đặc biệt là bổ sung bằng dạng uống. Phụ huynh có thể bổ sung các thực phẩm dạng uống cho trẻ, như sữa năng lượng cao có thể thay thế bữa ăn cho trẻ để trẻ dần dần hồi phục sức khỏe khi trẻ ăn được.

"Còn trong trường hợp, nếu trẻ từ chối không ăn, không uống thì nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để có những chỉ định kịp thời. Thực tế, trẻ càng nhỏ thì việc trẻ không ăn không uống càng nguy hiểm hơn những trẻ lớn. Việc thăm khám bác sĩ để bác sĩ đánh giá tình trạng trẻ có nên nhập viện hay  điều trị tại nhà", TS.BS Trần Thị Minh Hạnh khuyến cáo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 dấu hiệu bệnh tay chân miệng chuyển nặng cần chú ý, tránh để trẻ rơi vào suy hô hấp.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm