Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn nhiều thức ăn nhanh có gây bệnh tim không?

Thức ăn nhanh rất tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng. Tuy nhiên nó thường chứa nhiều calo, chất béo, đường, muối, carbohydrate tinh chế và cholesterol. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim.

1. Thức ăn nhanh - tiện lợi nhưng không tốt cho sức khỏe

Sử dụng đồ ăn nhanh, chế biến sẵn là xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Tuy rất tiện lợi nhưng nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Theo ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, thức ăn nhanh thường chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều đạm, thiếu vitamin và khoáng chất nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao.

Bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, không cân đối về khẩu phần. Thức ăn nhanh có thể có một số chất độc hại được sinh ra trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

Vì vậy, nếu sử dụng thức ăn nhanh kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, có thể dẫn tới các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu, tăng huyết áp...

Ăn nhiều thức ăn nhanh có gây bệnh tim không? - Ảnh 2.

Thức ăn nhanh thường chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều đạm, thiếu vitamin và khoáng chất.

Hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ.

Khi tiêu hóa những thực phẩm này, carbs được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu gây bệnh đái tháo đường...

2. Thức ăn nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Các nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa tiêu thụ thức ăn nhanh và tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong do bệnh tim.

Ăn thức ăn nhanh có thể làm tăng lượng calo, tổng chất béo, chất béo bão hòa, cholesterol và natri, cộng với đường từ nước ngọt, có thể làm thay đổi các yếu tố trao đổi chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tăng chỉ số khối cơ thể và vòng eo, chất béo trung tính cao và mức độ lipoprotein mật độ thấp - một dạng cholesterol tốt.

Mối quan tâm hàng đầu xung quanh việc tiêu thụ thức ăn nhanh là nó có thể cung cấp một lượng dinh dưỡng không cân đối. Cụ thể, tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây béo phì. Nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên khi cân nặng và vòng eo của bạn tăng lên. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Thường xuyên tiêu thụ chất béo bão hòa dư thừa làm tăng mức cholesterol trong máu, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ăn nhiều thức ăn nhanh có gây bệnh tim không? - Ảnh 4.

Nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên khi bạn bị béo phì.

Chất béo chuyển hóa là chất béo được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Nó thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh như: các loại bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy, bột bánh pizza…

Không có lượng chất béo chuyển hóa nào là tốt hoặc có lợi cho sức khỏe. Ăn thực phẩm có chứa chất này có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.

Chế độ ăn có nhiều muối cũng nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh về huyết áp. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp và làm hư hại mạch máu. Nó cũng làm tăng nguy cơ suy tim, đau tim và đột quỵ.

3. Ăn thức nhanh như thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Số lượng các bữa ăn sử dụng thức ăn nhanh và cách lựa chọn món đóng vai trò chủ yếu tác động đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, để hạn chế những tác động không có lợi, trước tiên, chúng ta nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh.

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, để duy trì sức khỏe tốt bạn cần có một chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng. Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng) và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm khác nhau hàng ngày.

Nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh khi lựa chọn thực phẩm. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh sẽ cho chúng ta bữa ăn lành mạnh và chế độ ăn lành mạnh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, toàn phần, có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối như: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh…

Ăn nhiều thức ăn nhanh có gây bệnh tim không? - Ảnh 5.

Nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Rượu bia có tác hại đối với tim mạch như thế nào?

Thu Phương - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm