Thuốc kháng sinh thường là loại thuốc được kê đơn để chống nhiễm trùng do vi khuẩn.Tuy nhiên, một số người có thể sẽ bị tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc. Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh cho bạn, nhưng chúng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt hoặc hữu ích trong hệ thống đường tiêu hóa. Điều này có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, cho phép vi khuẩn đường ruột hình thảnh khả năng kháng kháng sinh tăng lên.
Phản ứng giữa thuốc kháng sinh và bệnh tiêu chảy
Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể khiến bạn bị tiêu chảy, cho dù bạn uống hay tiêm,. Tuy nhiên, kháng sinh phổ rộng - kháng sinh tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột nhất. Các loại kháng sinh này gồm: clindamycin, một số loại penicilin và cephalosporin
Thông thường, tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thường nhẹ và sẽ tự hết sau khi ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh cũng được thấy rất nhiều ở những bệnh nhân nhập viện hoặc trong viện dưỡng lão và tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn ở các đối tượng này.
Đọc thêm bài viết: Uống vitamin và khoáng chất lúc nào tốt nhất?
Một số bệnh nhân lớn tuổi do sức đề kháng kém cộng thêm việc đang nằm viện và sử dụng thêm thuốc kháng sinh có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng Clostridium difficile (C.diff). Loại vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm thành ruột kết (viêm đại tràng), mất nước nghiêm trọng hoặc bệnh megacolon (phình đại tràng).
Cách để hạn chế tiêu chảy do kháng sinh
Một số bệnh nhân thấy rằng họ có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh và sẽ không gặp vấn đề về tiêu chảy. Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc kháng sinh khác có thể sẽ bị tiêu chảy. Do vậy, nếu bị tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt các triệu chứng kéo dài hoặc trầm trọng, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị để họ có thể thay đổi phác đồ điều trị.
Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, hãy cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống trong vài ngày để tránh các thực phẩm gây tiêu chảy, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, thực phẩm béo, thực phẩm cay và thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và đậu. Bạn cũng nên uống từng ngụm nước, đồng thời loại bỏ caffein và rượu.
Nếu các triệu chứng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường, truyền dịch tĩnh mạch để thay thế chất điện giải - natri, kali và clorua hoặc thay đổi một loại kháng sinh khác để điều trị vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
Probiotic là các lợi khuẩn hoặc nấm giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Một nhóm nghiên cứu đang tiến hành cho thấy rằng probitic có thể giúp chống lại bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Đặc biệt, một số người đã phát hiện ra rằng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus được tìm thấy trong một số nhãn hiệu sữa chua, giúp giảm tiêu chảy do kháng sinh ở người trưởng thành. Probiotics cũng được tìm thấy trong miso và các thực phẩm lên men khác.
Probiotic tự nhiên có trong một số loại thực phẩm, được thêm vào những loại khác hoặc có thể được dùng dưới dạng chất thực phẩm bổ sung cô đặc. Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị rằng có hàng trăm loại men vi sinh khác nhau, mỗi loại men có sự khác biệt. Vì vậy, bạn cần phải thử nghiệm để xác định loại nào phù hợp với bạn.
Đọc thêm bài viết: Căng thẳng có thể khiến bạn sụt cân?
Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh
Để tránh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tốt nhất là chỉ dùng kháng sinh khi có sự hướng dẫn của các bác sĩ. Thuốc kháng sinh không chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh và cúm; chúng chỉ có hiệu quả đối với nhiễm trùng do vi khuẩn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn tránh hoặc giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy cho đến khi bạn hoàn thành đợt điều trị kháng sinh. Bạn nên uống nhiều nước để tránh bị mất nước và thay thế bất kỳ chất lỏng nào khi bị mất nước do tiêu chảy. Quan trọng nhất là nếu các triệu chứng của bạn xấu đi hoặc không thuyên giảm sau khi bạn dùng thuốc, bạn nên đi khám để được điều trị chính xác.
Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc nêu trên và muốn được tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh và sử dụng thuốc, hãy liên hệ với Nhà thuốc VIAM thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng vitamin và vi chất hiệu quả, an toàn với các Chuyên gia, Dược sỹ có uy tín TẠI ĐÂY hoặc Hotline 024 3633 5678 để được tư vấn.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.