Rau củ quả giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động mạnh mẽ hơn.
Trẻ quay trở lại trường học vào mùa Thu, khi thời tiết có nhiều biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Đặc biệt, trẻ có cơ hội giao lưu, gặp gỡ nhiều bạn bè hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh thường gặp ở tuổi học đường như thủy đậu, quai bị, cúm mùa. Vì vậy, hành trang đón năm học mới của trẻ cần có sức khỏe và hệ miễn dịch vững vàng.
Một vài biện pháp sau giúp các bậc phụ huynh nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng cho trẻ. Đây là "hàng rào phòng thủ" đầu tiên giúp bảo vệ con khi trẻ rời xa vòng tay cha mẹ.
Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả
Rau củ quả tươi, đa dạng màu sắc là nguồn dưỡng chất dồi dào cho hệ miễn dịch. Các dưỡng chất thực vật (phytonutrient) này giúp cơ thể tăng sản sinh tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống nhiễm trùng và kháng thể interferon giúp ngăn chặn virus xâm nhập.
Ví dụ, các loại rau quả sáng màu như cà rốt, đậu xanh, quả cam, dâu tây giàu dưỡng chất thực vật carotenoid. Trẻ nên ăn 5 khẩu phần trái cây và rau củ quả mỗi ngày.
Đảm bảo giấc ngủ
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong khi đó, trẻ nhũ nhi cần ngủ 11-14 tiếng mỗi ngày, trẻ mầm non cần ngủ 10-13 tiếng. Nếu cha mẹ gửi trẻ tới cơ sở bán trú, hãy đảm bảo trẻ được ngủ trưa đầy đủ.
Cả gia đình cùng tập thể dục
Chạy bộ, đạp xe là các hình thức đơn giản mà cả gia đình có thể tham gia tập thể dục.
Nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có thể giúp làm tăng lượng tế bào lympho có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus, được mệnh danh là "sát thủ tự nhiên". Để trẻ có thói quen tập thể dục từ sớm, cha mẹ nên làm gương, cùng trẻ tập luyện.
Các hoạt động mà cả gia đình có thể tham gia gồm: Đạp xe, đi bộ leo núi, chơi các môn thể thao đồng đội hoặc trượt patin.
Ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh
Để hệ miễn dịch của trẻ không bị quá tải khi tiếp xúc với nhiều mầm bệnh từ môi trường, cha mẹ nên sớm dạy cho trẻ những biện pháp ngăn ngừa tiếp xúc với vi khuẩn, virus như đeo khẩu trang.
Đơn giản nhất là thói quen rửa tay với xà phòng. Trẻ nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi chơi ngoài trời, ôm ấp thú cưng, xì mũi hay đi vệ sinh. Để khuyến khích trẻ rửa tay, cha mẹ có thể cho trẻ chọn khăn tay, dùng xà phòng có mùi thơm hoặc hình dáng trẻ yêu thích.
Sau những đợt trẻ bị ốm do nhiễm vi khuẩn (ví dụ như viêm họng do liên cầu khuẩn), cha mẹ nên thay bàn chải cho con. Không để trẻ dùng chung dụng cụ cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.
Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc
Cha mẹ nên tạo môi trường không khói thuốc để trẻ em được phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Gia đình có trẻ em nên cân nhắc tạo môi trường không khói thuốc cũng như thuốc lá điện tử. Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại với cả người hút lẫn người hít phải khói thuốc thụ động. Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương bởi khói thuốc hơn người lớn, do trẻ có nhịp thở nhanh hơn và cơ chế thải độc tự nhiên chưa hoàn thiện.
Tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ đột tử sơ sinh, viêm phế quản, viêm tai và hen suyễn ở trẻ em. Nếu không thể cai thuốc lá, phụ huynh và các thành viên khác nên cân nhắc hút thuốc ngoài trời để không ảnh hưởng tới sức đề kháng của trẻ.
Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi được kê đơn
Thuốc kháng sinh chỉ dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn, trong khi đa số trẻ mắc các bệnh lý do virus. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh nguy hiểm, cản trở việc điều trị sau này nếu trẻ chẳng may bị nhiễm vi khuẩn.
Do đó, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ, chỉ dùng kháng sinh khi thực sự cần thiết và tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh.
Tiêm vaccine đúng lịch
Việc cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vaccine theo độ tuổi giúp hệ miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất.
Các vaccine hiện nay giúp phòng bệnh nguy hiểm như bạch hầu, bại liệt, thủy đậu. Khi được tiêm vaccine, hệ miễn dịch của trẻ có thể nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Dùng thực phẩm bổ sung theo tư vấn của bác sĩ
Các chuyên gia luôn khuyến cáo, cha mẹ cần ưu tiên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn uống. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn đồ ăn kém lành mạnh và bù đắp lại bằng vitamin hay probiotics.
Trong trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp hỗ trợ từ thực phẩm bổ sung. Bác sĩ sẽ giúp cha mẹ tìm ra liều lượng phù hợp nhất với nhu cầu của trẻ theo độ tuổi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các biện pháp tăng cường sức đề kháng đơn giản mà hiệu quả.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?