Bổ sung vitamin rất phổ biến
Mọi người thường tin rằng việc bổ sung B12 là an toàn và giúp đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bổ sung vitamin B12 là đặc biệt phổ biến, vì tình trạng thiếu hụt B12 khá phổ biến. Trên thực tế, nhiều người thường xuyên tiêm vitamin B12. Việc tiêm bổ sung vitamin B12 được cho là giúp ích trong việc bổ sung năng lượng, hỗ trợ chức năng não và giảm cân. Bài viết này đánh giá tác động của việc tiêm bổ sung B12 và liệu đây có phải là thứ bạn nên cân nhắc hay không.
Vitamin B12 là gì và có vai trò gì?
Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, còn được gọi là cobalamin. Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong chức năng não, sản xuất ADN và hồng cầu. Về mặt hóa học, vitamin B12 có thể tồn tại ở một số dạng khác nhau, nhưng tất cả chúng đều chứa khoáng chất coban. Vitamin có thể được lưu trữ trong gan trong một thời gian dài, vì vậy có thể mất vài năm để phát triển tình trạng thiếu hụt.
Nhiều người bị thiếu vitamin B12
Lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày (RDI) là 6 mcg mỗi ngày. Sự thiếu hụt vitamin B12 khá phổ biến, đặc biệt là ở những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay. Trên thực tế, có tới 88% những người theo chế độ ăn chay bị thiếu vitamain B12. Điều này là do B12 chỉ được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm động vật. Tuy nhiên, người ăn chay không phải là những người duy nhất bị thiếu vitamin B12. Ngay cả một số người ăn thịt cũng không hấp thụ tốt vitamin này.
Không giống như các vitamin khác, sự hấp thụ vitamin B12 phụ thuộc vào một loại protein được sản xuất trong dạ dày của bạn, được gọi là yếu tố nội tại. Yếu tố nội tại liên kết với vitamin B12 để bạn có thể hấp thụ vào máu. Những người không sản xuất đủ yếu tố nội tại có thể bị thiếu hụt B12.
Sự thiếu hụt B12 đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi vì khả năng hấp thụ vitamin B12 có thể giảm theo tuổi tác. Ngoài ra những đối tượng có nguy cơ bị thiếu hụt B12 là những người đã phẫu thuật đường ruột, kể cả phẫu thuật giảm cân. Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh ảnh hưởng đến đường ruột như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac, cũng có nguy cơ thiếu B12.
Đọc thêm bài viết: Tại sao bổ sung vitamin D đi kèm với vitamin K2?
Hiệu quả của việc tiêm vitamin B12
Thiếu vitamin B12 không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh hoặc thiếu máu ác tính, tình trạng này xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ B12 để tạo ra lượng tế bào hồng cầu cần thiết. Tiêm vitamin B12 thường là cách phổ biến nhất để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu hụt. Các mũi tiêm được bác sĩ chỉ định và thường là tiêm bắp. Thuốc tiêm thường được dùng dưới dạng hydroxocobalamin hoặc cyanocobalamin. Chúng rất hiệu quả trong việc nâng cao nồng độ B12 trong máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.
Nguy cơ sức khỏe khi thiếu hụt vitamin B12
Với vai trò quan trọng mà vitamin B12 đóng trong cơ thể bạn, sự thiếu hụt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Trên thực tế, nồng độ vitamin trong máu thấp có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe.
Chức năng não
Hàm lượng vitamin B12 thấp có liên quan đến sự suy giảm chức năng não. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những người bị thiếu vitamin B12 có thể mắc chứng rối loạn nhận thức, mặc dù sự thiếu hụt này không được chứng minh là yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến suy giảm nhận thức. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ mối quan hệ này.
Trầm cảm
Người ta cho rằng có thể có mối liên hệ giữa mức vitamin B12 thấp và chứng trầm cảm. Tuy nhiên, một đánh giá cho thấy rằng điều trị trầm cảm bằng vitamin B12 không làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng dùng vitamin lâu dài có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm tái phát. Hiện tại, vẫn còn thiếu các nghiên cứu chất lượng trong lĩnh vực này. Cần có những nghiên cứu chất lượng cao hơn để tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa vitamin B12 và chứng trầm cảm hay không.
Loãng xương
Loãng xương là một bệnh trong đó tình trạng mất khối lượng xương dẫn đến xương yếu hơn và tăng nguy cơ gãy xương. Điều thú vị là nồng độ vitamin B12 trong máu thấp có liên quan đến việc giảm khối lượng xương, mặc dù các thử nghiệm lâm sàng chưa chứng minh chắc chắn hiệu quả của việc bổ sung vitamin B trong điều trị gãy xương. Nghiên cứu gần đây cho biết vai trò của vitamin B12 và sức khỏe của xương vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, vẫn cần thêm các nghiên cứu bổ sung làm rõ.
Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác
Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác là tình trạng khiến bạn mất dần thị lực trung tâm, thường là ở cả hai mắt. Ở những người từ 50 tuổi trở lên, việc tiêu thụ đủ vitamin B12 được cho là rất quan trọng để duy trì thị lực tốt và bảo vệ chống thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy mối liên quan giữa mức vitamin B12 và folate thấp với việc tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Mặc dù việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng không thể chỉ do vitamin B12, nhưng điều đó cho thấy rằng việc cung cấp đủ vitamin B12 có thể rất quan trọng.
Đọc thêm bài viết: Trẻ em khỏe mạnh có cần bổ sung vitamin không?
Bổ sung vitamin B12 để đáp ứng nhu cầu khác
Gần đây, việc tiêm và truyền vitamin B12 đã trở nên phổ biến đối với những người khỏe mạnh, những người dường như không bị thiếu hụt. Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng tiêm thường xuyên B12 có thể bổ sung năng lượng, giúp giảm cân và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, có rất ít hoặc không có bằng chứng cơ sở khoa học để hỗ trợ cho quan điểm này
An toàn và tác dụng phụ của việc tiêm B12
Tiêm vitamin B12 thường được coi là rất an toàn và không có tác dụng phụ lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất hiếm, một số người có thể gặp tác dụng phụ do phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm với vitamin B12. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì bạn hãy đi khám ngay để được các bác sĩ tư vấn.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.