Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào tóc mọc lại sau hoá trị?

Nhiều người bị rụng một phần hoặc toàn bộ tóc nếu họ trải qua hoá trị. Tuy nhiên, tác dụng này hiếm khi bị vĩnh viễn và tóc sẽ mọc lại sau khi quá trình điều trị kết thúc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thời gian cần thiết để mọc tóc và những điều xảy ra khi tóc mọc trở lại.

Mất bao lâu để tóc bắt đầu mọc lại sau hoá trị?

Hoá trị không chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh, bao gồm cả những tế bào trong nang tóc hỗ trợ sự phát triển của tóc. Tổn thương các tế bào này có thể khiến tóc, lông mi, lông mày và lông ở những khu vực khác trên cơ thể rụng trong quá trình điều trị. Rụng tóc xảy ra trong vòng 1 - 3 tuần điều trị và trở nên trầm trọng hơn sau 1 - 2 tháng.

Sau lần điều trị cuối cùng, cần có thời gian để trong cơ thể hoàn toàn không còn thuốc hoá trị và ngừng tấn công các tế bào đang phân chia khoẻ mạnh. Do đó, tóc sẽ không mọc lại ngay lập tức. Hầu hết những người trải qua hoá trị liệu sẽ bắt đầu thấy tóc mỏng và mờ dần trong vài tuần sau lần điều trị cuối cùng. Tóc thật có thể bắt đầu mọc lại trong vòng 4 - 6 tuần. Tuy nhiên, một số người trải qua hoá trị lại bị rụng tóc vĩnh viễn. Một số loại thuốc, chẳng hạn như docetaxel (Taxotere) có thể gây ra tác dụng này.

Mốc thời gian

Biết về sự phát triển của tóc có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về sự mọc lại của tóc sau hoá trị. Tóc trải qua một khoảng nghỉ, đó là thời gian tóc không mọc. Tóc cũng có thể rụng khi đạt đến một độ dài nhất định hoặc khi kéo tóc. Do đó, da đầu sẽ luôn rụng một ít tóc.

Đọc thêm bài viết: 9 loại trái cây có lợi nên ăn trong và sau khi điều trị ung thư

Sau đây là từng giai đoạn mọc lại của tóc sau khi hoá trị:

  • 3 - 4 tuần: Dạng lông nhẹ, mờ
  • 4 - 6 tuần: Tóc bắt đầu mọc dày hơn
  • 2 - 3 tháng: Tóc có thể đã mọc khoảng 2,5cm
  • 3 - 6 tháng: Tóc có thể mọc dài khoảng 5 - 8cm, che phủ các mảng hói.
  • 12 tháng: Tóc có thể dài từ 10 - 15 cm và đủ dài để chải hoặc tạo kiểu.

Có thể mất vài năm để tóc trở lại kiểu cũ, đặc biệt đối với những người từng để tóc rất dài. Một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Plos One, những người tham gia tiết lộ rằng:

  • Trung bình tóc bắt đầu mọc lại sau 3,3 tháng kể từ khi ngừng điều trị
  • Tóc bắt đầu mọc lại trước khi điều trị kết thúc ở khoảng 13% số người
  • Trong đó, ít hơn 0,5% trường hợp, tóc không bắt đầu mọc lại sau 6 tháng kể từ khi kết thúc điều trị.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt hệ thống làm mát DigniCap, một chiếc mũ làm mát có thể giúp ngăn rụng tóc trong quá trình hoá trị. Nó hoạt động bằng cách làm mát da đầu để giảm khả năng rụng tóc ở những người đang điều trị ung thư.

Kiểu tóc và kết cấu

Sau khi hoá trị, ban đầu tóc mọc như lông tơ mỏng. Tóc rất mỏng nên có thể không nhìn thấy được từ xa. Một số nang tóc có thể bước vào thời kỳ tăng trưởng tích cực hơn những nang tóc khác. Khi điều này xảy ra, độ dài của tóc có thể thay đổi, điều này có thể làm cho tóc nhìn tổng thể bị loang lổ, có thể khó tạo kiểu. Theo thời gian, tóc sẽ mọc ổn định và đều hơn. Tuy nhiên, cấu trúc của nó có thể khác so với trước khi điều trị. Tóc mọc trở lại có thể xoăn hơn, dễ gãy hơn hoặc không theo nếp. Trong một số trường hợp, tóc cũng có thể mọc thành màu khác.

Đôi khi sự thay đổi cấu trúc tóc chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng có những trường hợp có thể là vĩnh viễn. Không có cách nào để dự đoán mái tóc của ai sẽ thay đổi kết cấu sau hoá trị hoặc sự thay đổi có vĩnh viễn hay không. Tuy nhiên, dùng Taxotere hoặc busulfan (Myleran) có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn.

Các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn hiểu tại sao cấu trúc tóc đôi khi thay đổi sau khi hoá trị. Có thể là do phương pháp điều trị làm hỏng các nang tóc hoặc ảnh hưởng đến các gen kiểm soát sự phát triển tóc.

Đọc thêm bài viết: Trà sữa có thể gây ung thư?

Kích thích mọc tóc sau hoá trị

Có thể thực hiện một số bước nhất định để giữ cho tóc khoẻ mạnh khi mọc lại:

  • Hạn chế chải và tạo kiểu tóc, nên tránh xa:
    • Chải hoặc kéo tóc quá mức
    • Tạo kiểu tóc bằng các thiết bị làm nóng, như máy là phẳng hoặc máy sấy tóc
    • Sử dụng thuốc nhuộm và uốn trong vài tháng đầu
  • Đội mũ và bôi kem chống nắng thường xuyên có thể bảo vệ gia đầu khỏi tia UV trong thời gian tóc mọc trở lại.

Hãy thử điều trị thuốc mọc tóc

Một số loại thuốc kích thích mọc tóc sau khi hoá trị, nhưng kết quả thì khác nhau. Hầu hết các thuốc kích thích mọc tóc đều nhằm mục đích điều trị rụng tóc cho các nguyên nhân khác ngoài hoá trị.

Mọi người nên nghe tư vấn của bác sĩ để biết được lợi ích và rủi ro của các loại thuốc trước khi quyết định sử dụng. Rụng tóc trong thời gian hoá trị có thể gây khó chịu, nhưng rụng tóc thường chỉ là tạm thời. Sử dụng tóc giả, khăn turban, các loại mũ đội đầu có thể là phương án hữu ích trong thời gian chờ mọc tóc. Tóc mọc lại sau khi hoá trị có thể là một dấu hiệu tích cực cho thấy sức khoẻ của bạn đang được cải thiện.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm