Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới và dữ liệu từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) do EU tài trợ, ba tuần đầu tiên của tháng 7 được coi là nóng nhất trong lịch sử.
Nhiệt độ cực cao ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Các bác sĩ giải thích, cơ thể con người có một phạm vi nhiệt độ cụ thể mà các cơ quan có thể hoạt động bình thường. Việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng bên ngoài phạm vi đó khiến cơ thể bạn phải cố gắng thích nghi để giữ nhiệt độ cơ thể ở trong phạm vi bình thường.
Khi cơ thể nóng lên, các mạch máu giãn ra, cơ thể con người có cơ chế tự làm mát bằng hình thức giải phóng năng lượng ra bên ngoài môi trường thông qua bề mặt da và bạn sẽ bắt đầu đổ mồ hôi nhiều hơn. Mồ hôi bay hơi sẽ giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao, cơ thể bạn sẽ bị mất nước quá nhiều hoặc độ ẩm quá cao khiến mồ hôi không bay hơi hiệu quả. Khi đó, cơ thể của bạn có thể bắt đầu trở nên quá nóng.
Nhiệt độ cực cao khiến cơ thể gia tăng phản ứng để điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Tuy nhiên sự thích nghi của cơ thể là có giới hạn, vì vậy nhiệt độ tăng cao quá mức có thể lấn át hệ thống nội tại của cơ thể và khiến cơ thể không duy trì được môi trường cân bằng nội môi. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến suy nội tạng, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, thận và tim. Khi cơ thể không thể duy trì nhiệt độ phù hợp, bạn có thể bị kiệt sức vì nóng hoặc say nắng.
Đọc thêm thông tin tại: Ăn trái cây có giúp bạn giữ nước?
Các dấu hiệu kiệt sức vì nóng bao gồm:
Để đối phó với nhiệt độ môi trường khắc nghiệt, cơ thể chúng ta cố gắng duy trì nhiệt độ bên trong ở mức 37 độ C. Cơ chế điều nhiệt này thường được thực hiện bằng cách đổ mồ hôi. Nếu ai đó đang gắng sức dưới cái nóng hoặc có sẵn tình trạng bệnh lý thì cơ thể có thể không duy trì được nhiệt độ cơ thể bình thường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức vì nóng hoặc say nắng. Say nóng là một trường hợp khẩn cấp và cần được chăm sóc y tế.
Các triệu chứng say nắng bao gồm:
Sóng nhiệt kéo dài bao lâu ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần?
Nhiệt tác động đến nồng độ serotonin - chất dẫn truyền thần kinh chính điều chỉnh tâm trạng. Do đó, sức nóng có thể làm tăng mức độ căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời làm giảm mức độ vui vẻ và hạnh phúc. Nhiệt độ tăng cao không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất mà còn cả sức khỏe tinh thần của chúng ta. Các tác dụng phụ phổ biến của sức nóng đối với sức khỏe tâm thần có thể kể đến đó là: cơ thể mệt mỏi bơ phờ, ảnh hưởng đến giấc ngủ như mất ngủ), cũng như dễ cáu kỉnh, tức giận, lo lắng, trầm cảm và căng thẳng.
Các chuyên gia cho biết, nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Cụ thể, nhiệt độ cao có thể làm suy giảm trí nhớ, hiệu suất làm việc, sự tập trung, sự chú ý và tốc độ phản ứng sự nhanh nhạy của bạn. Những ảnh hưởng này có thể dẫn đến những thay đổi khả năng chăm sóc bản thân, giải quyết vấn đề, tập trung, lập kế hoạch và ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của bạn
Mặc dù tác động của nhiệt đối với nhận thức là ở tất cả các cá nhân và nhóm tuổi, nhưng những người mắc chứng mất trí nhớ có nguy cơ cao hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Người mắc chứng mất trí nhớ có nguy cơ nhập viện và tử vong cao hơn vì khả năng giải quyết vấn đề và tự chăm sóc bản thân của họ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm nhận thức thần kinh và càng trầm trọng hơn do tác động của nhiệt đối với hoạt động nhận thức. Ngoài ra, việc một người thích thời tiết nóng hay lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ trong một đợt nắng nóng.
Các nhà trị liệu tâm lý cho biết bất kỳ điều kiện thời tiết nào ảnh hưởng đến tâm trạng có nhiều khả năng liên quan đến tính cách và sở thích cá nhân hơn là nhiệt độ thực tế nóng hay lạnh. Ví dụ, nếu một người có suy nghĩ rằng họ thích nhiệt độ mát mẻ, họ sẽ cảm thấy tâm trạng phấn chấn hơn vào những thời điểm thời tiết mát mẻ sẽ, Khi đó, họ sẽ có cảm giác hạnh phúc, tăng cường năng lượng và hứng thú với cuộc sống hơn.
Mặt khác, những người thích thời tiết mát mẻ có thể cảm thấy tâm trạng tiêu cực gia tăng khi nhiệt độ ấm lên. Họ có thể bị gia tăng căng thẳng vì không chịu được nhiệt độ cao. Điều này có nghĩa là họ có thể trở nên cáu kỉnh, khó chịu về thể chất và có thể đau do nhiệt độ ngày càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy rằng hành vi tự tử giảm trong những tháng có nhiệt độ lạnh hơn.
Đọc thêm thông tin tại: 7 loại trái cây giải nhiệt, bù nước trong mùa hè
Các yếu tố khiến bạn dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ cao
Có những yếu tố khiến bạn dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ cao. Những người có nguy cơ cao là những người trên 65 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người dùng thuốc ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ. Các loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt của cơ thể do hạn chế khả năng thích ứng/làm mát của cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng quá nóng và mất nước. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường và bệnh tim cũng khiến mọi người dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao hơn
Một số người có thể có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn khi họ gắng sức, chẳng hạn như làm việc bên ngoài hoặc đi bộ đường dài. Đối với bệnh sốc nhiệt do gắng sức, các yếu tố nguy cơ hay gặp ở người kém thích nghi với khí hậu, khả năng vận động kém, cơ thể đang gặp phải tình trạng mất nước hoặc tải trọng mà họ đang mang như: quần áo, thiết bị trên người.
Cách bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao
Bạn nên cố gắng tránh ở ngoài trời khi trời nắng to trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều và nhớ uống nhiều nước hoặc chất điện giải để thay thế lượng bị mất do đổ mồ hôi. Nếu bạn cần phải ra ngoài, hãy nhớ nghỉ ngơi thường xuyên để hạ nhiệt, hạn chế uống cà phê hoặc các sản phẩm có caffein khác, bởi nó thể làm tăng nguy cơ mất nước của bạn.
Vào những ngày quá nóng, bạn nên ở trong điều hòa. Nếu bạn phải làm việc bên ngoài, hãy đảm bảo rằng bạn luôn đủ nước và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng việc sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo dài tay để che chắn. Nếu bạn có bất kỳ cảm giác mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng nào, hãy cố gắng tìm một nơi nào đó mát mẻ để nghỉ ngơi. Nếu sau khi đã nghỉ ngơi mà bạn không thấy cải thiện hoặc cảm thấy tồi tệ hơn, thì hãy đi khám kiểm tra sức khỏe.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.